Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Dòng 311:
Ngày [[31 tháng 5]] năm [[1946]], Hồ Chí Minh lên đường sang [[Pháp]] theo lời mời của chính phủ nước này; cùng ngày, phái đoàn Chính phủ do [[Phạm Văn Đồng]] dẫn đầu cũng khởi hành sang Pháp tham dự [[Hội nghị Fontainebleau 1946]]. Trước khi đi, ông bàn giao quyền lãnh đạo đất nước cho [[Huỳnh Thúc Kháng]]<ref>Tuy chính quyền của Hồ Chí Minh có sự tham gia của nhiều nhân sĩ Nho học, [[Huỳnh Thúc Kháng]] là người duy nhất trong số đó đã từng đỗ đại khoa ([[tiến sĩ]] năm [[1904]]).</ref> với lời dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".<ref>Trong ''Đêm giữa ban ngày'', tác giả [[Vũ Thư Hiên]] dẫn lại lời bố của mình rằng khi sắp về [[Hà Nội]] (tháng 9 năm [[1945]]), Hồ Chí Minh không biết được hết tình hình chính trị mới diễn ra và có hỏi ông [[Vũ Đình Huỳnh]] (bố của Vũ Thư Hiên) rằng: "nghe nói cụ Huỳnh ([[Huỳnh Thúc Kháng]]) đầu Tây rồi phải không?".</ref> Tại [[Việt Nam]], ông dự đoán thời gian ở [[Pháp]] là "...có khi một tháng, có khi hơn" <ref>''Bác Hồ - hồi ký'', Nhà Xuất bản Văn học, trang 112, phần kể của [[Nguyễn Lương Bằng]].</ref> nhưng cuối cùng ông đã ở Pháp gần 4 tháng (Hội nghị [[Fontainebleau]] diễn ra từ [[6 tháng 7]] tới [[10 tháng 9]] năm [[1946]]) mà không thể cứu vãn được nền hòa bình.
 
Trong khi Hồ Chí Minh đang ở Pháp, các lãnh đạo [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]] lần lượt rời bỏ Chính phủ vì bất đồng với [[Việt Minh]] về việc ký [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)|Hiệp định Sơ bộ]] cho phép quân [[Pháp]] quay trở lại [[Việt Nam]].{{fact|datecũng như không muốn sáp nhập quân đội vào biên chế Vệ quốc đoàn dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng do Việt Minh kiểm soát do lo sợ bị khống chế rồi bị giải tán dần đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp.<ref>[http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=c6j6GAnIk1u39gHBrZ4ou5OJb8b4i3nB&ssid=3300 Việt Nam, một thế kỷ qua], Chương 30, Nguyễn Tường Bách, Nhà xuất bản Thạch Ngữ, California, 2014-07}}1998</ref> Ngày 19/6/1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ [[Việt Minh]] đăng xã luận kịch liệt chỉ trích ''"bọn phản động phá hoại Hiệp định Sơ bộ Pháp-Việt mùng [[6 tháng 3]]"''. Ngay sau đó, [[Võ Nguyên Giáp]] bắt đầu chiến dịch trấn áp tất cả các đảng phái đối lập được [[Việt Minh]] coi là nguy hiểm như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, những người Trotskist, lực lượng chính trị Công giáo... bằng lực lượng công an và quân đội do [[Việt Minh]] kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền [[Pháp]]. Ông cũng sử dụng các sĩ quan [[Nhật Bản]] trốn tại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp cho chiến dịch này.<ref name="Currey">''Chiến thắng bằng mọi giá'', trang 196-197, Cecil B. Currey, Nhà Xuất bản Thế giới, 2013.</ref> Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch tiêu diệt các đảng phái đối lập là [[vụ án phố Ôn Như Hầu]]. Trong vụ án này, Công an khám xét trụ sở [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Đại Việt Quốc dân đảng|Đại Việt Quốc dân Đảng]] với lý do hai đảng này âm mưu đảo chính nhằm lật đổ [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Các thành viên [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Đại Việt Quốc dân đảng|Đại Việt Quốc dân Đảng]] có mặt tại trụ sở cũng bị bắt trong đó có đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng trong [[Quốc hội Việt Nam khóa I]] là [[Phan Kích Nam]]. Sau sự kiện này các lãnh đạo [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]], từng tham gia Chính phủ, đã lưu vong sang [[Trung Quốc]].
[[Tập tin:Vietnam France modus vivendi.JPG|nhỏ|300px|Hồ Chí Minh và [[Marius Moutet]] bắt tay sau khi ký Tạm ước Việt – Pháp.]]
[[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]] thất bại vì phía [[Pháp]] chần chừ không ấn định chắc chắn thời điểm và cách thức thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở [[Nam Kỳ]] về việc sáp nhập Nam Kỳ vào [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] theo yêu cầu của phái đoàn [[Việt Nam]].<ref>Hồi ký 1925-1964, tập 2: 1945 - 1954, trang 353, Nguyễn Kỳ Nam, Nhật báo Dân Chủ Mới, 1964.</ref> Phái đoàn Việt Nam do [[Phạm Văn Đồng]] dẫn đầu về nước nhưng Hồ Chí Minh vẫn nán lại Pháp ký Tạm ước với [[Pháp]]. Ngày [[14 tháng 9]] năm [[1946]], Hồ Chí Minh ký với đại diện chính phủ Pháp, Bộ trưởng Thuộc địa [[Marius Moutet]], bản [[Tạm ước Việt - Pháp]] (''Modus vivendi''). Trong bản Tạm ước này, hai bên [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và [[Pháp]] cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc [[Đông Dương]] làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của [[Liên bang Đông Dương]], cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên dùng [[người Pháp]] làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do [[Việt Nam]] chỉ định và Chính phủ [[Pháp]] công nhận được ủy nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thỏa thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ sớm tiếp tục đàm phán (chậm nhất là vào tháng 1 năm [[1947]]) để tìm cách ký kết những bản thỏa thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát.<ref>Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Văn kiện Đảng (1945-1954), Nhà Xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1978, trang 256-260.</ref><ref>Hồ Chí Minh. Toàn tập - Tập 4, [[Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật|Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia]], Hà Nội, 2000, trang 328-330.</ref>