Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 439:
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc Quang Trung cho phá lăng tẩm chúa Nguyễn là do sử quan thời Nguyễn hư cấu ra, thiếu bằng cứ xác đáng. Đúng là các lăng mộ chúa Nguyễn đã bị phá hủy vào thời kỳ đó, nhưng Phú Xuân vào giai đoạn 1781-1785 từng thuộc sự kiểm soát của quân [[chúa Trịnh]], rồi sau đó lại chiến sự liên miên, có rất nhiều các nhóm thổ phỉ chuyên đào mộ để cướp của, nên chưa thể quy trách nhiệm cho quân Tây Sơn nếu chỉ dựa vào ghi chép của Đại Nam thực lục. Rất có thể các sử quan nhà Nguyễn đã dựa vào 1 việc có thực (tẩm chúa Nguyễn bị phá) rồi cố ý gán trách nhiệm cho quân Tây Sơn, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn trong nhân dân. Luận điểm này được căn cứ bởi 5 chi tiết:
* Ngoài bộ sách [[Đại Nam thực lục]] và "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" do chính nhà Nguyễn viết, không có bộ sử nào khác của Việt Nam thời đó ghi chép lại việc này, dù đây là 1 sự kiện lớn, kể cả cuốn [[Hoàng Lê nhất thống chí]] của các học giả Ngô Gia văn phái đương thời (vốn chống Tây Sơn) cũng không ghi lại.
* Chính ghi chép của Đại Nam thực lục có nhiều điểm huyền bí, ngày nay xem xét lại thì rõ ràng mang tính hư cấu. Sách này ghi là quân Tây Sơn đang đào huyệt thì ''"bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra"'', rồi thì ''"Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ bỗng dưng phát hỏa"''. Các hichi tiết này rõ ràng là tình tiết hư cấu thời phong kiến nhằm thể hiện rằng nhà Nguyễn có "thiên mệnh", "trời phù hộ nhà Nguyễn". Sách này cũng cho là "Huệ đánh trận hay thua" nên tức giận mà phá lăng chúa Nguyễn. Đây là luận điểm thiếu cơ sở, vì Nguyễn Huệ chưa từng đánh trận thua Nguyễn Ánh bao giờ.
* Ghi chép của Đại Nam thực lục không nói rõ việc đào mộ diễn ra vào ngày tháng năm nào, trong khi đây là một sự kiện rất quan trọng với nhà Nguyễn. Điều này cho thấy các sử quan nhà Nguyễn cũng không nắm được lăng các chúa Nguyễn bị phá khi nào, nên càng không có đủ cơ sở để quy tội cho quân Tây Sơn.
* Ghi chép của Đại Nam thực lục mâu thuẫn với "Nguyễn Phúc Tộc thế phả". Đại Nam thực lục ghi rằng ''"Nguyễn Ngọc Huyên cùng với các con ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi"'', nhưng "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" lại ghi rằng Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá mới tình cờ vớt được hài cốt. Điều này cho thấy ít nhất 1 trong 2 cuốn sách là hư cấu, các sử quan nhà Nguyễn không hề nắm được chi tiết vụ việc nên mới viết dựa trên các nguồn tin mâu thuẫn nhau.
* Quân Tây Sơn có kỷ luật nghiêm minh, khi đánh ra Bắc diệt [[chúa Trịnh]], tiến vào thành Thăng Long cũng không hề cướp bóc của cải, hãm hại người dân. Nguyễn Huệ là một vị tướng hiểu biết, ông biết rõ nhiều người dân Đàng Trong vẫn nhớ về chúa Nguyễn, nên sẽ không dại gì mà phá lăng chúa Nguyễn để khiến những người này bất bình.
 
Tóm lại, việc quân Tây Sơn cho phá lăng tẩm chúa Nguyễn có nhiều khả năng là do sử quan thời Nguyễn hư cấu ra, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn trong nhân dân. Vấn đề này trong tương lai cần được khảo cứu thêm để có kết luận rõ ràng.
 
==Quân đội nhà Tây Sơn==