Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 14:
 
== Tiểu sử ==
Hòa Gia Công chúa hạ sinh vào ngày [[2 tháng 12]] (âm lịch) năm Càn Long thứ 10 ([[1745]]), là con gái thứ tư của Càn Long Đế. Mẹ bà là [[Thuần Huệ Hoàng quý phi]] Tô thị, một sủng phi của Càn Long Đế, trước khi sinh ra bà đã có Hoàng tam tử [[Vĩnh Chương]] cùng Hoàng lục tử [[Vĩnh Dung]]. Tương truyền, khi bà được hạ sinh, bàn tay khép dính liền giống hình bàn tay Phật, vì vậy dân gian còn gọi bà là ['''Phật Thủ Công chúa'''; 佛手公主]. Hoàng đế Càn Long sau khi biết chuyện về cô công chúa này của mình, không nhưngnhững không cảm thấy đây là một chuyện xấu mà ngược lại cho rằng đây chính là điềm lành. Cũng chính vì như thế mà Hoàng đế Càn Long vô cùng yêu thương, sủng ái đứa con gái này, thậm chí có thể nói là muốn gì được nấy.
 
Năm Càn Long thứ 25 ([[1760]]), [[tháng giêng]], bà được ban phong hiệu. Mặc dù có yêu thương đến thế nào đi chăng nữa thì công chúa đến tuổi lấy chồng thì vẫn phải gả đi, mặc dù trong lòng Càn Long cũng không nỡ nhưng cũng hết cách. Vì đây là công chúa mà Càn Long hết lòng yêu thương nên đối với hôn sự này Càn Long vô cùng xem trọng. Càn Long đã để công chúa tự chọn chồng cho mình và người này không ai khác chính là con trai Phó Hằng - Phúc Long An. Phúc Long An xuất thân trong một gia thế hiển hách, là một người anh tuấn còn có cả tài năng vì vậy đối với cuộc hôn nhân này mà nói xét trên phương diện nào đi chăng nữa cũng đều hoàn mỹ. Ngày [[25 tháng 3]] (âm lịch) cùng năm, bà hạ giá lấy [[Phúc Long An]], con trai thứ hai của Đại học sĩ [[Phó Hằng]], do đó được Hoàng đế ban cho phủ đệ ở Kinh sư. Phủ đệ của Hòa Gia Công chúa là một trong những phủ đệ đẹp nhất tại [[Bắc Kinh]]. Trong giai đoạn [[Chính biến Mậu Tuất]], phủ Công chúa được dùng làm Kinh sư Đại học đường. Sau [[Cách mạng Tân Hợi]], Kinh sư Đại học đường được đổi thành Quốc lập Bắc Kinh Đại học, chính là tiền thân của [[Đại học Bắc Kinh]] ngày nay.