Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Hy Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 54:
Khi vua cha qua đời, Do Hiệu không hề biểu lộ sự đau buồn gì cả, ông lên ngôi không một sự chuẩn bị gì. Hành động của ông đối với người cha quá cố của mình bị các sử gia đời sau cho là bất hiếu.
 
Hy Tông là vị Hoàng đế đặc biệt nhất trong lịch sử nhà Minh nói riêng và trong [[lịch sử Trung Quốc]] nói chung, vì khi trưởng thành đã không hề tiếp nhận một sự giáo dục chính quy nào. Từ nhỏ, ông không được học hành chu đáo, có thể là do bị khuyết tật về trí tuệ hoặc không có hứng thú với việc học, nên cuối cùng không biết chữ. Chính sự dốt nát đó của Hy Tông đã khiến cho vua không thể nào phê duyệt tấu sớ, không thể trông coi chính sự. Điều này khiến triều chính càng lún sâu vào con đường suy bại.
Khi Minh Hy Tông đăng cơ được ít ngày, dưỡng mẫu của ông là [[Lý Khang phi|Lý tuyển thị]] lợi dụng việc ông còn nhỏ và không có năng lực, lập tức di dời đến [[Càn Thanh cung]], mưu đồ [[Thùy liêm thính chánh]] để can dự vào triều chính. Đông Lâm đảng đại thần gồm [[Tả Quang Đẩu]] (左光斗) và [[Dương Liên]] (楊漣) ra sức phản đối, ép Lý Tuyển thị phải dời từ Càn Thanh cung đến [[Nhân Thọ cung]], sử gọi là [[Án di cung|Di cung án]] (移宮案). Sau sự kiện, Hy Tông đề bạt các đại thần Đông Lâm đảng, tuy nhiên lại cất nhắc thêm Thị nội theo hầu Lý Tuyển thị khi trước là [[Ngụy Trung Hiền]], cho hắn giữ chức ''Bỉnh bút thái giám'' (秉筆太監) thuộc [[Ti Lễ giám]] (司禮監). Nhân đó, họ Ngụy liên kết với cùng với người vú nuôi của Hy Tông là [[Khách Thị]] (客氏), do công nuôi dưỡng được phong làm ''Phụng Thánh phu nhân'' (奉聖夫人). Hai người cấu kết với nhau chia sẻ sự ảnh hưởng lên Hoàng đế.
 
Minh Hy Tông do không biết chữ nên giao luôn việc triều chính cho Ngụy Trung Hiền, hoàn toàn khoanh tay rũ áo, chỉ biết suốt ngày chơi bời, không ham chính sự. Đặc biệt, ngay từ nhỏ, Hy Tông đã có thích thú với việc chạm khắc gỗ, nên mặc dù đang ở ngôi, Minh Hy Tông suốt ngày chỉ biết khắc chạm, vẽ lên gỗ, nghệ thuật điêu khắc gỗ của Hy Tông rất khéo và tinh xảo. Đặc biệt, ông đã ra lệnh bán những sản phẩm gỗ của mình trên thị trường chỉ để xem chúng có giá trị bao nhiêu.
 
Ngụy Trung Hiền nắm quyền trong triều, gây dựng thế lực, giữ mọi quyền hành, cùng các thủ hạ hoành hành ngang ngược, tàn hại sinh dân vô cùng, đất nước trở nên kiệt quệ. Một nhóm nhà Nho học thuộc [[Đông Lâm đảng]] tỏ ra rất bất bình. Họ đả kích phái của Ngụy Trung Hiền, kết quả lại bị bọn theo Ngụy mở cuộc đàn áp đẫm máu, diệt sạch Đông Lâm đảng.