Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Học tập cải tạo tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotire (thảo luận | đóng góp)
ko liên quan với nhau
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Dòng 52:
Vì chính sách dùng lao động để cải tạo tư tưởng nên lao động sản xuất là trọng điểm. Nghị quyết 49 đề ra 8 [[giờ]] lao động sản xuất mỗi ngày. Mỗi tuần thì có hai buổi học tập chính trị. Chiều thì có lớp dạy văn hóa dành cho những người có trình độ văn hóa thấp.<ref name="Re-education"/> Những người trong trại học tập cải tạo phải lao động làm việc ở các công trường, trong các trại cải tạo, mà nhiều người mô tả là cực nhọc, một phần trong số đó đã bị mắc bệnh và chết do điều kiện sống khó khăn, thuốc men thiếu thốn. Công việc thông thường là [[chặt cây]], trồng [[cây lương thực]], đào giếng, và hỗ trợ lực lượng [[gỡ mìn|gỡ bom mìn]] sót lại từ chiến tranh. Việc này xuất phát từ thực tế rằng kinh tế Việt Nam những năm hậu chiến rất khó khăn, khẩu phần ăn của những người bình thường cũng chỉ ở mức đủ để duy trì cuộc sống, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, thấp còi ở mức cao.<ref name="Re-education"/> Theo lời của Thiếu tướng Đỗ Năm (nguyên Cục trưởng Cục quản lý trại giam V.26, một trong những người tham gia quản lý học tập cải tạo) giải thích với những người đi học tập, cải tạo rằng: ''"Đất nước còn khó khăn, chế độ nhà nước cấp còn thiếu thốn. Việc các anh (người tham gia học tập, cải tạo) trồng trọt chăn nuôi không phải để sản xuất hàng hóa lưu thông trên thị trường, mà để phục vụ lại cho đời sống của trại. Như vậy là lao động tự phục vụ. Sĩ quan như chúng tôi còn phải lao động tăng gia, tại sao các anh không làm?"''. Ông cũng nói thêm rằng tiêu chuẩn ăn của cán bộ quản giáo và trại viên như nhau. Trại cũng có chính sách hỗ trợ người thân đến thăm nuôi, có cả tiêu chuẩn nghỉ lao động để ở cùng vợ trong 1 ngày tại phòng riêng.<ref>http://plo.vn/ho-so-phong-su/nguoi-coi-tu-tuong-ta-viet-nam-cong-hoa-464535.html</ref>
 
Lao động cải tạo còn áp dụng cho các công dân vi phạm pháp luật, vướng vào [[tệ nạn xã hội]] nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn hơn mười năm hậu chiến. Tính từ 30/4/1975 đến hết năm 1975, lực lượng An ninh TP Sài Gòn - Gia Định điều tra làm rõ 5.305/6.959 vụ hình sự, truy quét, triệt xóa nhiều băng, ổ, nhóm trộm cướp chuyên nghiệp khét tiếng. Như băng cướp do Đoàn Đình Hùng (tức Hai Sang) đã gây ra 94 vụ giết người, cướp tài sản.<ref>http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Giu-gin-trat-tu-tri-an-TP-Ho-Chi-Minh-nhung-ngay-dau-sau-giai-phong-258646/</ref>
 
===Số lượng người đi học tập===