Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kịch nói”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
 
Trong thời kỳ [[Âu phong Á vũ]], khi xã hội [[Đông Dương]] lâm tình trạng kiệt quệ [[tài chính]] thì nhu cầu giải khuây trong quần chúng dâng cao. Bắt đầu từ [[Tự Lực văn đoàn]] đã manh nha thể nghiệm những hình thức [[văn nghệ]] mới. Nhiều vở thoại kịch không kể dài ngắn đều được đăng liên tục trên các báo [[Phong Hóa]], [[Ngày Nay (tuần báo)|Ngày Nay]] do tác giả tứ phương gửi về tòa soạn. Năm 1935, thi sĩ [[Thế Lữ]] cùng các ông [[Lan Sơn]], [[Lê Đại Thanh]] lập Ban kịch Thế Lữ tại [[Hải Phòng]], chủ yếu diễn các vở [[Vi Huyền Đắc]] và [[Thế Lữ]]. Bấy giờ, đây là ban kịch hướng đến chuyên nghiệp hóa nhất.
 
Sau [[Chiến dịch Đông Dương (1940)|Chiến dịch Đông Dương]], hiệp ước tương nhượng [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật]]-[[Pháp]] cho phép tình trạng hòa hoãn lâm thời tại các đô thị. Nhưng vì thực trạng [[thiết quân luật]] và leo thang các vụ bắn phá của [[phi cơ]] [[Đồng Minh]], cho nên nhu cầu thưởng thức [[văn nghệ]] tại [[Đông Dương]] dần hướng nội. Điều kiện này càng kích thích thoại kịch tiến thêm một bước. Thời kì này nở rộ trào lưu lập các ban kịch, nhỏ là 5-10 người, lớn thì hàng chục với nhiều độ tuổi. Đặc tính trọng thoại và ít đòi hỏi không gian nên kịch thời này thường chuyển soạn những cổ tích hay thậm chí văn phẩm [[Tự Lực văn đoàn]].
 
Tuy lấy mẫu từ kịch bản Pháp, kịch nói ở Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi, trút tỉa từ nét văn hóa Việt Nam đương thời để Việt hóa môn này. Những vở kịch nói tiên khởi phải kể ''Nửa đêm truyền hịch'' ([[Trần Tử Anh]]), ''Thằng Cuội ngồi gốc cây đa'' (1948 của [[Vũ Khắc Khoan]]), diễn ở [[Nhà hát lớn Hà Nội]]. Mùa kịch thường là vào thu khi trời trở lạnh và khán giả ăn mặc trang trọng để đi xem kịch. [[Kịch thơ]] lúc đó cũng phát triển mạnh như các vở ''Tâm sự kẻ sang Tần'' ([[Vũ Hoàng Chương]]), ''Bến nước Ngũ Bồ'' ([[Hoàng Công Khanh]])...