Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Cung Thánh Mẫu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
=== Con ông trời ===
Mẫu Thượng Ngàn là người con gái đầu tiên của [[Ngọc Hoàng]], vì tính tình thẳng thắn khó bảo nên bà được cha giao cho cai quản vùng núi rừng hoang vu, trái với Mẫu Thoải là người hay thay đổi nhưng rất nghe lời cha nên được cha giao cai quản vùng sông nước. Từ ngày Mẫu Thượng Ngàn về vùng núi cai quản thì người dân nơi đây đều được vụ mùa bội thu, đợt đi săn nào cũng bắt được thú lớn cả. ChưaNgoài hếtraconcòn dạy dân cách dùng lửa và nấu ra những món ngon làm say đắm lòng người cũng vì thế dân trong vùng hết lòng tôn kính bà, những lời mà bà khuyên bảo đều được họ nhất mực nghe theo.
 
==== Thu phục Mộc Tinh ====
 
Sau khi [[Kinh Dương Vương]] đánh đuổi, Quỷ Xương Cuồng sợ hãi chạy về hướng Tây Nam, tại đây nó vẫn giở trò cũ thường xuyên bắt người dân trong vùng làm lễ tế người để nó ăn thịt. Mẫu Thượng Ngàn biết chuyện đùng đùng tức giận bèn xách rìu tới chặt Mộc Tinh thành trăm mảnh, sau cùng chỉ còn một cành cây là nguyên vẹn. Bà đem cành cây này về trồng, không lâu sau nó hóa thành một cái cây to thật là to, hàng năm đều mọc ra hàng trăm thứ quả khác nhau. Mẫu Thượng Ngàn thử đem các loại quả này cho mọi người cùng ăn, ai nấy ăn xong đều tấm tắc khen ngon chỉ trừ một cô gái là chê dở. Mẫu Thượng Ngàn nghe được giận lắm nên không bao giờ cho người dân được nếm các loại quả này một lần nào nữa. Về phía cô gái kia thì bị mọi người trách phạt đuổi đi khỏi làng, cô lẳng lặng thu lấy tất cả các hạt mà mọi người phun ra sau khi ăn rồi đem gieo trên đường đi của mình. Không lâu sau mỗi loại hạt lại cho ra một cái cây khác nhau. Đó là nguồn gốc của các loại cây, còn cô gái được mọi người tôn thờ là bà tổ của nghề nông.
===== Sự tích cây ngàn quả và con ruồi =====
Sau khi bị [[Kinh Dương Vương]] đánh đuổi, Mộc Tinh sợ hãi chạy về hướng Tây Nam, tại đây nó vẫn giở trò cũ thường xuyên bắt người dân trong vùng làm lễ tế người. Mẫu Thượng Ngàn biết chuyện giận lắm, định dùng rìu để chặt đổ cây, nào ngờ thân cây quá cứng dù chặt bao nhiêu lần cũng không sứt mẻ tí nào. Mẫu Thượng Ngàn bèn dùng phép hóa thành một con sâu tinh rồi chui vào trong thân cây khiến Mộc Tinh đau đớn vô cùng vội vàng xin tha. Nó hứa rằng sẽ không ăn thịt người nữa và tặng bà một giống thần sau đó hóa thành một con hổ rồi chạy mất. Mẫu Thượng Ngàn đem hạt giống này về trồng, không lâu sau nó lớn thành một cái cây to thật là to, cành lá xum xuê che phủ một nửa bầu trời, hàng năm đều mọc ra hàng trăm thứ quả khác nhau. Bà thu hoạch tất cả và đem cho cha mình và các vị thần cùng ăn, ai nấy dùng xong đều tấm tắc khen ngon chỉ trừ một tiên nữ chê dở. Nghe vậy Mẫu Thượng Ngàn quyết định không bao giờ cho mọi người được ăn loại quả này nữa. Về phía cô gái kia thì bị các vị thần phạt hóa thành con ruồi để suốt phần đời còn lại chỉ được ăn đồ thừa của con người mà thôi.
 
===== Sự tích vua hóa hổ =====
Hùng Vương thứ IX là một vị vua anh minh, thương dân như con, cũng vì vậy mà được trời phù hộ giúp cho con đàn cháu đống. Nào ngờ trong một lần đi săn, ông vô tình bị Quỷ Xương Cuồng ăn thịt. Nó nhân cơ hội này dùng phép hóa thành ông để trở thành vua. Từ ngày làm vua thì Quỷ Xương Cuồng không màng việc nước, chỉ đam mê rượu chè và gái đẹp, những người chống đối đều bị nó ăn thịt cả. Lần này Mẫu Thượng Ngàn quyết không để cho Quỷ Xương Cuồng có thể chạy thoát được nữa nên hóa thành một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo. Chẳng bao lâu danh tiếng của bà truyền tới tai nhà vua nên được mời vào cung giúp vui. Quỷ Xương Cuồng biết bà là Mẫu Thượng Ngàn bèn bảo một khi tiếng sáo mà dừng thì bà sẽ bị giết. Khi tiếng sáo của bà vừa cất lên thì ai nấy đều cảm thấy thư thái, mọi âu lo đều bị quên lãng, thời gian trôi qua lúc nào không hay. Tới đêm thứ bảy khi tiếng sáo vừa dứt thì Quỷ Xương Cuồng đã hiện nguyên hình thành một con hổ khiến mọi người hoảng loạn bỏ chạy. Mẫu Thượng Ngàn dùng phép nhốt con hổ vào lồng và luôn giữ nó bên mình. Từ đó về sau phàm những ai phạm tội phá rừng đều bị bà đem cho hổ ăn thịt cả.
 
==== Nhận nuôi Sơn Tinh ====
KhiMột đanglần trongkhi một cuộcđang đi săndạo trong rừng, Mẫu Thượng Ngàn phát hiện thấy xác một đứa trẻ nằmchỉ chếtcòn lại bộ xương khô dướibên gốc cây. ThấyTiếc vậythương bà liền đưa cậu bé vềđã nhàchết cứukhi chữacòn tậnquá tình,nhỏ nhờnên Mẫu Thương Ngàn đã thếdùng phép khônghòa lâulẫn sauxương cậu đãcùng quagan khỏi.hùm, tay gấu, ruột ngựa, mắt diều hầu, chân báo cùng quả tim của để hồi sinh cậu. Mẫu vốn không có con cái gì, lại thấy cậu bé lanh lợi nên đã quyết định nhận cậu làm con nuôi, đặt tên là Sơn Tinh, giao cai quản vùng núi Ba Vì.
 
==== Cái chết ====
Hàng 73 ⟶ 78:
Mẫu Thượng Ngàn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của Mẫu, địa danh đền của Mẫu, sắc phong của các triều đại phong kiến:
 
      -  Mẫu Đông Cuông được gọi theo địa danh Đông Cuông nơi ngôi đền ngự.
 
      -  Diệu Tín Thiền sư là cách gọi khi Mẫu đã đắc đạo chân như nhà Phật.
 
      -  Lê Mại Đại Vương theo sắc phong của vua Lê.
 
- Sơn Mẫu theo tên của mẹ hoặc con Sơn Tinh.
 
      -  Mỵ Nương Quế Hoa Công chúa, La Bình công Chúa theo tên gọi của nguồn gốc xuất thân.
 
      - Lâm Cung Thánh Mẫu có thể là tên gọi khi hiển thánh tại đền Đông Cuông.
 
==Xem thêm==