Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 957:
Có những ý kiến bào chữa việc Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, hứa cắt đất cho Pháp là do quá khao khát báo thù và muốn giành lại ngôi chúa. Đồng thời họ cho rằng dòng họ [[chúa Nguyễn]] từng cai quản Đàng Trong suốt 200 năm, thời phong kiến có tư tưởng ''"Thiên hạ là của vua"'' nên việc Nguyễn Ánh rước quân Xiêm vào nước mình là không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu xét ký thì những ý kiến bào chữa này là không hợp lý:
*Trong [[lịch sử Việt Nam]] đã nhiều lần xảy ra việc mất ngôi, nhưng ngoài Gia Long thì chỉ có [[Lê Chiêu Thống]] từng dẫn đường cho ngoại quốc xâm chiếm nước mình. [[Nhà Đinh]], [[Nhà Tiền Lê]], [[nhà Lý]], [[nhà Trần]], [[nhà Mạc]] cũng từng bị cướp ngôi nhưng chưa từng có vị vua nào làm chuyện tương tự. Tướng nhà Mạc là [[Mạc Ngọc Liễn]] từng dặn vua [[Mạc Kính Cung]] như sau: ''"Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào!... Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng."''<ref name=DVSK22b>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt22b.html Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Tục Biên: Quyển XVII, Kỷ Nhà Lê: Thế Tông Nghị Hoàng Đế, phụ: Họ Mạc (Mậu Hợp 20 năm)]</ref>, quả nhiên sau này các vua nhà Mạc dù bị tận diệt cũng không hề cầu viện quân Minh giúp giành lại ngôi. Điều đó cho thấy các vị vua Việt Nam luôn ý thức được về tinh thần dân tộc, rằng việc rước ngoại xâm vào đất nước là một tội rất nặng với dân tộc, ngay cả 1 vị vua bị giành ngôi cũng không được phép làm.
*Xét về vai vế thì [[chúa Nguyễn]] không phải là vua mà chỉ là bềquan tôichức của [[nhà Hậu Lê]], giúp vua Lê cai quản xứ Đàng Trong. Do đó, nếu Nguyễn Ánh muốn rước quân Xiêm vào nước hoặc hứa cắt đất cho Pháp thì phải có chiếu chỉ đồng ý của vua Lê. Thực tế Nguyễn Ánh tự ý mời quân Xiêm, cũng tự ý hứa cắt đất cho Pháp mà không hề có sự đồng ý của vua Lê. Như vậy, kể cả khi xét theo hệ tư tưởng phong kiến đương thời thì việc làm của Nguyễn Ánh cũng không thể bào chữa được, mà còn có thể coi đó là hành vi của ''"nghịchtự thầný bấtđang lãnh thổ của nhà vua cho trunggiặc"'', theo luật phong kiến thì sẽ bị khép vào tội ''"Đại nghịch (gian thần tiếm quyền vuanhà vua)"''.
 
Về phía [[Pháp]], sử gia đương thời Gosselin cho rằng không có sự trợ giúp của người Pháp (giám mục [[Bá Đa Lộc]] và các sỹ quan Pháp được ông ta mời sang) thì Gia Long đã không thể có được ngai vàng:<ref>Gosselin, L’Empire d’Annam, Paris, Librairie Académique Didier, Perrin et Cie, Libraires-Editeurs, 1904, t.XVII.</ref>