Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp định Genève 1954”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n replaced: chia xẻ → chia sẻ using AWB
Dòng 277:
Trong bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" đăng trên báo Nhân dân (số 3992) nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: ''"[[Hiệp định Giơnevơ 1954]], trong Điều 17, 18, 19 và trong điểm 4, 6 đã quy định rõ ràng: Cấm không được đưa vào Việt Nam các thứ vũ khí nước ngoài. Cấm không được xây dựng cǎn cứ quân sự mới trên lãnh thổ Việt Nam. Cấm nước ngoài không được lập cǎn cứ quân sự ở Việt Nam. Cấm đưa binh lính, nhân viên quân sự và vũ khí đạn dược nước ngoài vào Việt Nam. Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956."''<ref>Báo Nhân dân (số 3992)</ref>
 
Trước những thỏa hiệp giữa Pháp với Trung Quốc về một giải pháp khung cho Đông Dương, Hoa Kỳ tuy chấp nhận Hiệp định theo hướng không tham gia vào bản Tuyên bố cuối cùng của hội nghị.
 
Ngày 14/5/1956, Chính phủ Pháp thông báo sẽ rút hết quân viễn chinh ở miền Nam Việt Nam về nước, trút bỏ tránh nhiệm thi hành nhiều điều khoản còn lại của Hiệp định, trong đó có việc tổ chức Tổng tuyển cử ở cả hai miền Nam Bắc cho chính quyền [[Quốc gia Việt Nam]].
Dòng 335:
 
===Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tổng tuyển cử===
Ngày 22-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí minh ra Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công ngày 22 tháng 7 năm 1954: ''"Từ nay, chúng ta phải ra sức đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc...Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ"...Để thực hiện hoà bình, bước đầu tiên là quân đội hai bên phải '''ngừng bắn'''. Để ngừng bắn, thì cần phải tách quân đội hai bên ra hai vùng khác nhau: tức là điều chỉnh '''khu vực'''. Điều chỉnh khu vực là việc '''tạm thời''', là bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hoà bình, và tiến đến thống nhất nước nhà bằng cách tổng tuyển cử. Điều chỉnh khu vực quyết không phải là chia xẻsẻ đất nước ta, quyết không phải là phân trị....Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng. Chúng ta phải ra sức đấu tranh để thực hiện tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc đặng '''thống nhất''' nước nhà. Chúng ta phải ra sức khôi phục và xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng của ta về mọi mặt, để thực hiện '''quyền độc lập hoàn toàn''' của nước ta. Chúng ta củng cố tình hữu nghị vĩ đại giữa ta với Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác. Chúng ta đoàn kết hơn nữa với nhân dân Pháp, nhân dân châu á và nhân dân toàn thế giới để giữ gìn hoà bình. Tôi thiết tha kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đã đứng về phe nào, chúng ta hãy thật thà cộng tác, vì dân vì nước mà phấn đấu để thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong nước Việt Nam yêu quý của chúng ta".''<ref>{{Chú thích web | url = http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/van-kien-dang/van-kien-dang-toan-tap/doc-3101420152353956.html | tiêu đề = Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công ngày 22 tháng 7 năm 1954 | tác giả = | ngày = 14 tháng 10 năm 2015 | ngày truy cập = 14 tháng 8 năm 2016 | nơi xuất bản = [[Tạp chí Cộng sản|Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Regards vào ngày 18/11/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "''Chúng tôi thi hành triệt để các điều khoản đình chiến. Chúng tôi tiếc rằng các lực lượng Pháp không thi hành được như thế, mà còn làm trái nhiều là khác...Chúng tôi hết sức làm việc để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước Việt Nam...Chúng tôi phải ra sức xây dựng lại nền kinh tế của nước chúng tôi bị chiến tranh tàn phá và nâng cao đời sống của đồng bào chúng tôi, trước hết là của nhân dân lao động thành thị và thôn quê...Tôi nghĩ rằng tình hình hiện nay (vấn đề di cư của người Công giáo sau khi Hiệp định được ký) ở miền Nam Việt Nam đáng lo ngại, vì bọn can thiệp Mỹ ngày càng nhúng vào một cách trắng trợn. Chắc chắn là đồng bào của chúng tôi ở miền Nam sẽ kiên quyết phản đối...Tất nhiên là chúng tôi có quan hệ anh em với các nước trong Mặt trận dân chủ. Đồng thời, chúng tôi muốn lập quan hệ hữu nghị với tất cả các nước khác, trước hết là với các nước châu Á''".<ref name="source1">{{Chú thích web | url = http://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1414-nh-ng-cu-c-tr-l-i-ph-ng-v-n-bao-chi-c-a-bac-h-ph-n-7.html | tiêu đề = Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ (Phần 7) | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 29 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
Dòng 375:
{{cquote|''"Hiệp định Genève là một bước tiến quan trọng, khẳng định khát vọng của Việt Nam về một nền hòa bình gắn liền với độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa tạo cơ sở vật chất, tinh thần để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước"''<ref>[https://dantri.com.vn/xa-hoi/hiep-dinh-gionevo-khang-dinh-khat-vong-hoa-binh-cua-viet-nam-1406207653.htm Hiệp định Giơnevơ khẳng định khát vọng hòa bình của Việt Nam], 18/07/2014, Báo Dân trí</ref>}}
 
Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam [[Phạm Bình Minh]] cho rằng:
 
{{cquote|''"Hội nghị đánh dấu lần đầu tiên ngoại giao Việt Nam bước lên vũ đài đàm phán đa phương với sự tham gia của các cường quốc, để bàn về các vấn đề liên quan tới quyền cơ bản của chính dân tộc mình. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva còn có ý nghĩa quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Thắng lợi của ngoại giao Việt Nam tại Hội nghị Geneva là dựa trên nền tảng sức mạnh đoàn kết dân tộc và sự phối hợp hiệu quả các mặt trận, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả đất nước...Hội nghị Geneva là một cột mốc lịch sử đối với sự nghiệp Cách mạng của dân tộc ta. Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh cho một giải pháp toàn diện về chính trị và quân sự; đạt được mục tiêu cơ bản, cốt lõi, giành được thắng lợi từng bước, tạo tiền đề đưa sự nghiệp cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đi đến thắng lợi trọn vẹn, vẻ vang sau này.<ref>[https://baoquocte.vn/hoi-nghi-geneva-1954-y-nghia-va-nhung-bai-hoc-lich-su-97910.html Hội nghị Geneva 1954: Ý nghĩa và những bài học lịch sử], Phạm Bình Minh, Thế giới & Việt Nam, 20/07/2019</ref>"''}}