Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thân vương Hisahito”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 38:
Du Nhân Thân vương là hoàng nam đầu tiên được sinh ra trong [[Hoàng gia Nhật Bản|Hoàng thất Nhật Bản]] kể từ năm [[1965]], cũng là năm sinh cha của thân vương. Tên húy ''Du Nhân'' (Hisahito) của Thân vương nghĩa là ''"yên ổn"'' (悠, ''du'') và ''"đạo đức tốt"'' (仁, ''nhân'') theo lý giải của [[Cung nội thính]]. Tên húy của thân vương do cha đặt, và ngự tiêu dùng để đánh dấu đồ đạc của thân vương là cây ''koyamaki'' ([[thông dù Nhật Bản]]).
 
Vào [[tháng 1]] năm [[2007]], [[thủ tướng Nhật Bản]] khi dó là [[Abe Shinzō|Shinzō Abe]] đã tuyên bố rằng ông sẽ ngưng một đề xuất sửa đổi [[điển phạm Hoàng thất]] nhằm cho phép nữ giới kế vị. Đề xuất được đưa ra vào thời điểm khi cả hai hoàng nam lúc đó của [[Akihito|Minh Nhân Thiên hoàng]] đều khôngchưa có con trai. Với việc Du Nhân thân vương (con trai của một trong hai hoàng nam của Minh Nhân Thiên Hoàng) chào đời, dường như điển phạm sẽ không bị sửa đổi để cho phép chị họ của Thân vương là [[Nội Thân vương Aiko|Ái Tử Nội thân vương]], con gái duy nhất của [[Hoàng thái tử Naruhito|Thái tử Đức Nhân]], có thể trở thành Nữ Thiên Hoàng và do đó đã chấm dứt cuộc tranh cãi kế vị tại Nhật Bản.
 
Mặc dù trong lịch sử Nhật Bản đã từng có đến tám Nữ Thiên hoàng trị vì, song họ chỉ nắm giữ vị trí này tạm thời hoặc để ''"trông nom"''. Những người kế vị các Nữ Thiên hoàng hầu hết được chọn từ các nam giới thuộc các nhánh xa của hoàng tộc và họ sẽ kế vị các nữ Thiên hoàng khi đủ lớn, đó là lý do vì sao các học giả bảo thủ lập luận việc nữ giới trị vì chỉ là tạm thời và rằng truyền thống nam giới kế vị cần phải được duy trì.<ref>[https://archive.is/20120713184141/search.japantimes.co.jp/cgi-bin/nn20070327i1.html "Life in the Cloudy Imperial Fishbowl,"] ''Japan Times.'' ngày 27 tháng 3 năm 2007.</ref>