Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Hà Nhì”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 67:
=== Đón Tết ===
 
Ngày tết truyền thống của người Hào Nhì được gọi là Hồ Sự Chày. Người Hà Nhì ở [[Mường Tè]] thường chọn 3 ngày trong tháng con chuột (Hu - Pa - La), khi ấy mùa màng đã thu hoạch xong, tức là khoảng thời gian vào tháng 11 dương lịch để ăn tết. Tết bắt đầu vào ngày rồng, không kể đầu tháng hay cuối tháng, tùy từng bản tổ chức sớm hay muộn. Loại bánh không thể thiếu trong ngày tết Hồ Sự Chà là bánh đầy<ref>{{chú thích web|url=http://danviet.vn/73972p1c29/nguoi-ha-nhi-an-tet-ho-su-cha-dau-nam.htm|title=Người Hà Nhì ăn tết Hồ Sự Chà đầu năm|accessdate=ngày 10 tháng 7 năm 2013|publisher=Báo điện tử Dân việt}}</ref><ref>{{chú thích web|url=http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/24/105371/an-tet-ho-su-cha-o-cot-moc-so-0.aspx|title=Ăn tết Hồ Sự Chà ở cột mốc số 0|accessdate=ngày 10 tháng 7 năm 2013|publisher=Báo Nông nghiệp Việt Nam}}</ref>.
 
Trước tết họ thường sửa sang nhà cửa, chuẩn bị gạo, rượu, đồ ăn. Lợn chuẩn bị nuôi từ đầu năm để tết đến thì mổ. Vào tối ngày 30, người Hà Nhì thắp hương khấn thần bếp, sau đó thắp hương ở tất cả các cửa, ngay cả chuồng trâu, chuồng lợn cũng phải cắm hương. Sau khi cúng xong thần bếp, đồ lễ một phần nhỏ sẽ được bỏ ra bát cho chó ăn trước rồi sau đó người mới được ăn. (Vì tương truyền chó có mang mấy hạt thóc đã cứu người Hà Nhì thoát chết đói sau một trận lũ lớn. Chính vì vậy mà từ đó đến nay người Hà Nhì luôn truyền miệng sự tích này và dặn con cháu phải xem con chó là vật cứu tinh trong đời sống vật chất lẫn tinh thần). Ngoài ra người Hà Nhì còn kiêng không ăn thịt ngựa vì họ quan niệm con ngựa là bạn đã giúp họ thồ chở hàng và ngày tết ngựa cũng sẽ được ăn cháo và đồ ăn ngon.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=https://tuoitre.vn/le-cung-hon-da-than-cua-nguoi-ha-nhi-20180206134525759.htm|title=Lễ cúng 'Hòn đá thần' của người Hà Nhì}}</ref>