Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phố cổ Hội An”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Mythanh08 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Thanhdien8421
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 2:
{{Thông tin Di sản thế giới
|tên = Phố cổ Hội An
|hình Image = [[Tập tinHình:HoiAnOldQuarterPhoCoHoiAn.jpg|250px]]
| caption = Phố cổ với [[Chùa Cầu]] phía sau
|ghi chú hình = Những ngôi nhà cổ Hội An
|quốc gia = [[Việt Nam]]
|dạng = văn hóa
Dòng 31:
== Lịch sử ==
=== Thời kỳ tiền Hội An ===
[[Tập tin:Bến Hội AnHoiAnOldQuarter.jpg|nhỏ|BếnNhững ngôi nhà cổ Hội An|260px]]
Khu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa [[sông Thu Bồn]], con sông lớn nhất của tỉnh [[Quảng Nam]]. Mặc dù vậy, ngày nay từ trung tâm thành phố tới đến cửa sông cũng không còn gần lắm. Hạ lưu sông Thu Bồn khi đổ ra [[biển Đông]] được chia thành nhiều nhánh. Nhánh tiếp xúc với khu phố cổ mang tên sông Hội An, còn dòng chảy giữa hai cồn Cẩm Nam và Cẩm Kim là dòng chính của sông Thu Bồn.<ref>Fukukawa Yuichi, tr. 1</ref> Trên những bản đồ cổ thế kỷ 17, 18, Hội An nằm trên bờ Bắc của sông Thu Bồn, thông với biển Đông bẳng cửa Đại Chiêm và một dòng sông nối với cửa Đại của [[Đà Nẵng]], phía ngoài là một doi cát rộng. Dấu vết dòng sông nối liền Hội An với biển Cửa Hàn có thể xác định là con sông Cổ Cò - Đế Võng ngày nay. Trên thủy trình cổ này đã từng tìm thấy nhiều lô tàu, mỏ neo bị chôn vùi trong lòng đất.<ref>Hoàng Minh Nhân, tr. 393</ref>
 
Dòng 103:
 
==== Chùa, đền miếu ====
[[Tập tin:Mieu Quan Cong.jpg|nhỏ|Miếu Quan Công|300px260px|trái]]
Hội An từng là một trung tâm của [[Phật giáo]] sớm của [[Đàng Trong]] với đa số các ngôi chùa theo dòng [[Tiểu thừa]]. Nhiều ngôi chùa ở đây có niên đại khởi dựng khá sớm, nhưng hầu hết kiến trúc gốc đã bị thay đổi, thậm chí mai một qua những biến thiên của lịch sử và những lần trùng tu.<ref>Tạ Thị Hoàng Vân, tr. 66</ref> Ngôi chùa sớm nhất được biết đến là chùa Chúc Thánh, tương truyền có gốc gác từ năm 1454, nằm cách trung tâm khu phố cổ khoảng 2&nbsp;km về phía Bắc.<ref>Nguyễn Thế Thiên Trang, tr. 44</ref> Nơi đây vẫn lưu giữ nhiều di vật, tượng thờ, bia ký liên quan đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đàng Trong.<ref>Nguyễn Chí Trung, tr. 32</ref> Ngoại ô khu phố cổ còn nhiều ngôi chùa khác như Phước Lâm, Vạn Đức, Kim Bửu, Viên Giác... mang niên đại muộn hơn. Giai đoạn đầu thế kỷ 20 cũng là thời kỳ ra đời của nhiều ngôi chùa mới, nổi bật trong số này là chùa Long Tuyền hoàn thành vào năm 1909.<ref>Đặng Việt Ngoạn, tr. 344</ref> Bên cạnh những ngôi chùa tách khỏi làng xóm, nằm ven những dòng chảy cổ, ở Hội An còn có các ngôi chùa làng gắn với những quần cư như một thành phần hữu cơ của tổng thể làng xóm. Điều này phản ánh giới tu hành gắn bó với thế tục và chứng tỏ Minh Hương Xã ở đây đã có một thiết chế văn hóa sinh hoạt cộng đồng khá mạnh.<ref>Tạ Thị Hoàng Vân, tr. 68</ref> Trong khu phố cổ, Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An nguyên trước đây là ngôi chùa thờ Phật bà Quan Âm do người Việt và người Minh Hương khởi dựng vào khoảng thế kỷ 17.<ref>Nguyễn Phước Tương, tr. 218</ref>
[[Tập tin:Chùa Pháp Bảo, Hội An, Quảng Nam.jpeg|nhỏ|phải|300px260px|Chùa Pháp Bảo]]
Các công trình đền miếu ở Hội An mang chức năng chính là nơi thờ cúng các vị tiên hiền có công sáng lập phố, hội và Minh Hương Xã. Loại hình kiến trúc này thường có hình thức đơn giản, nằm ngay trong làng xóm, bố cục mặt bằng 1 x 3 gian tường gạch chịu lửa, mái ngói âm dương với ban thờ được đặt ở gian chính giữa.<ref>Tạ Thị Hoàng Vân, tr. 69</ref> Tiêu biểu nhất cho loại hình kiến trúc này chính là miếu Quan Công, còn được gọi là Chùa Ông, nằm trong trung tâm khu phố cổ, số 24 đường Trần Phú. Công trình được người Minh Hương và người Việt khởi dựng vào năm 1653, thờ [[Quan Vũ|Quan Công]], vị tướng thời [[Tam Quốc]], biểu tượng của trung hiếu, tiết nghĩa. Tuy đã qua nhiều lần trùng tu, miếu Quan Công vẫn không mất đi dáng vẻ ban đầu.<ref>Lê Tuấn Anh, tr. 138</ref> Toàn bộ miếu bao gồm nhiều nếp nhà với các mái lợp bằng ngói ống men màu xanh lục, kết cấu gồm ba phần: tiền sảnh, sân trời và hậu sảnh. Ở phần tiền sảnh, công trình nổi bật với màu sơn đỏ, những trang trí cầu kỳ, mái ngói vững trãi và hai cánh cửa chính lớn chạm nổi đôi rồng màu xanh đang uốn mình trong mây. Hai bên, sát với tường là chiếc [[chuông]] đồng nặng trên nửa tấn và chiếc trống lớn đặt trên giá gỗ do vua [[Bảo Đại]] ban tặng.<ref>Lê Tuấn Anh, tr. 139</ref> Tiếp đó đến phần sân trời, khoảng trống lộ thiên trang chí các hòn [[non bộ]], tạo cho miếu vẻ sáng sủa, thoáng mát. Hai bên sân trời là hai nếp nhà dọc Đông, Tây. Một bia gắn vào tường nhà Đông ghi lại lần trùng tu miếu đầu tiên vào năm 1753.<ref>Nguyễn Phước Tương, tr. 207</ref> Chính điện nằm ở hậu sảnh, nếp nhà sau cùng, là nơi đặt hương án thờ Quan Công. Tượng Quan Công cao gần 3 mét, mặt đỏ, mắt phượng, râu dài, mặc áo bào màu xanh lục, tọa trên mình con ngựa bạch đang quỳ. Hai bên là tượng [[Quan Bình]] và Châu Thương, hai người con nuôi, cũng là hai võ quan trung thành của Quan Công. Trước đây, miếu Quan Công là trung tâm tín ngưỡng của các thương gia Hội An, nơi chứng giám, tạo niềm tin cho các thương gia trong những cuộc giao kèo thương mại. Ngày nay, vào ngày 13 tháng 1 và 24 tháng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Chùa Ông được tổ chức thu hút rất đông tín đồ và dân chúng tới dự.<ref>Lê Tuấn Anh, tr. 140</ref>
 
Dòng 160:
 
==== Chùa Cầu ====
[[Tập tin:Cau Nhat Ban (2).jpg|nhỏ|[[Chùa Cầu|Cầu Nhật Bản]]|300px260px]]
[[FileTập tin:PhoCoHoiAnBến Hội An.jpg|nhỏ|300px|PhốBến cổHội với Chùa Cầu phía sauAn|260px]]
Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là [[Chùa Cầu]], còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18 [[mét]], bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra [[sông Thu Bồn]], nối liền đường [[Trần Phú]] với đường [[Nguyễn Thị Minh Khai]].<ref name="tuan121">Lê Tuấn Anh, tr. 121</ref> Theo sự tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593, nhưng không có một cơ sở chính xác nào để khẳng định điều này. Trong ''Thiên Nam tứ chí lộ đồ'' năm [[1630]], cái tên "Hội An Kiều" và hình ảnh một cây cầu có mái đã xuất hiện.<ref name=autogenerated1 /> Nhà sư [[Thạch Liêm|Thích Đại Sán]] cũng nhắc tới cái tên "Nhật Bản Kiều" trong cuốn ''Hải ngoại ký sự'' năm [[1695]].<ref>Nguyễn Quốc Hùng, tr. 55</ref> Trải qua rất nhiều lần trùng tu, hình dáng cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay được hình thành trong những lần sửa chữa vào [[thế kỷ 18]] và [[Thế kỷ 19|19]].<ref>Lê Tuấn Anh, tr. 120</ref> Những trang trí bằng mảnh sứ [[Men gốm|tráng men]] hay đĩa sứ là biểu hiện đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.<ref name="chieuhoa14"/>