Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Arem”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
bốung
bổ sung ẩm thực
Dòng 25:
Người Arem có tục nối dây, người em trai hoặc anh trai có vợ mất thì người anh trai hoặc em trai phải lấy chị dâu hoặc em dâu làm vợ.Tuy nhiên, tục lệ này cùng một số tập tục cũ lạc hậu đã dần bị bãi bỏ.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.sggp.org.vn/nguoi-arem-dau-tien-tu-bo-tuc-noi-day-17476.html|title=Người Arem đầu tiên từ bỏ tục nối dây|last=|first=|date=Ngày 1 tháng 3 năm 2012|website=Báo Sài Gòn Giải phóng|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
== Ẩm thực ==
Trước đây, nguồn lương thực chủ yếu của người Arem là tinh bột từ các loại lúa tẻ, gạo nếp; hay bột nhúc chế biến từ các cây thuộc họ bẹ. Ngoài ra, người Arem còn trồng sắn, lấy củ chế biến thành bột, làm thức ăn, làm bánh. Nạo sắn trộn với bột ngô để làm pồi.
 
Trong những ngày Tết, đồng bào làm bánh chưng, bánh đòn được gói như người miền xuôi.
 
Đối với người Arem, bánh rùa cũng là một trong những loại bánh được đồng bào gói bằng gạo nếp sử dụng trong ngày Tết, hình thù chiếc bánh giống mai rùa. Để làm phong phú thêm hương vị ngày Tết, đồng bào còn làm thêm một số loại bánh ro, bánh vọc với nhân thịt và lạc để làm quà cho trẻ em.
 
Trong những ngày Tết, ngoài món bánh người Arem còn chế biến một số loại rượu, như: rượu đoác, rượu ngô làm rượu cần. Phương thức chế biến, gồm: ủ, chưng cất từ gạo, nếp, ngô, sắn, cây đoác với một số lá, rể cây để tạo men. Ngoài ra, người Arem còn làm rượu cần từ nguyên liệu cơm nếp hoặc gạo tẻ trộn với vỏ trấu bỏ vào chum, hũ; thêm vào ít củ riềng để có vị đắng.
 
Người Arem luôn thành kính với thần núi, thần sông, thần lúa nên trong ngày Tết họ còn tổ chức các bữa tiệc để cúng Giàng. Tuy rất đơn giản nhưng đó là tất cả những gì mà họ bày tỏ với thế giới thần linh, cầu mong cho gia đình yên ổn. Lễ cúng thường có gà, xôi, thức ăn đặt trên lá chuối.
 
Ngoài ra, họ còn làm thêm món canh từ mít non; cà nấu với tôm, cá, ốc, thịt để ăn trong ngày Tết. Món xào được làm từ măng rừng; có thể luộc, xào với tôm, cá do họ xúc được ở sông suối. Người Arem còn đưa củ rừng như củ mài, củ nâu làm thức ăn trong những dịp lễ trọng.
 
Tuy vậy, hiện nay một số tập tục cũ của người Arem đã bị xóa bỏ. Các món ăn truyền thống bị biến đổi về cách thức chế biến, thành phần nguyên liệu. <ref>{{Chú thích web|url=https://dukhach.quangbinh.gov.vn/3cms/-van-hoa-am-thuc-ngay-xuan-cua-nguoi-arem.htm|title=Văn hóa ẩm thực ngày xuân của người Arem|last=|first=|date=Ngày 26 tháng 2 năm 2013|website=Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
== Tham khảo ==
<references />