Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đình Nông Trang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 3:
 
==Lịch sử==
Thế kỷ X vùng đất Phú Thọ có vai trò đặc biệt quan trọng. Là quê hương và nơi đóng quân của thế lực họ Kiều với Kiều Công Tiễn là vị tiết độ sứ cuối cùng thời Bắc thuộc. VàoTiếp tục đến thời Loạn 12 sứ quân, Địa bàn phường Nông Trang cũng như cả [[thành phố Việt Trì]] và các huyện phía đông tỉnh [[Phú Thọ]] thuộc vùng kiểm soát của sứ quân [[Kiều Công Hãn]], nửa phía tây thuộc lãnh địa của sứ quân [[Kiều Thuận]].
 
Khi [[Đinh Bộ Lĩnh]] nổi dậy dẹp loạn, được người Phú Thọ hưởng ứng và theo về rất đông. Điển hình như [[Bùi Quang Dũng]] đã tụ tập được 600 quân binh tại Phong Châu đưa về gia nhập với lực lượng [[Hoa Lư]]<ref>[http://hobuivietnam.com.vn/anh-duc-tuong-quan-dien-tien-do-chi-huy-su-bui-quang-dung-tu-lieu-trong-ngoc-pha-trieu-dinh Anh dực tướng quân, Điện tiền Đô chỉ huy sứ Bùi Quang Dũng: tư liệu trong ngọc phả triều Đinh]</ref> và Lý Mộc Trang người [[Thanh Ba]] đã dung nạp 300 người ở huyện Tam Nông cùng theo về tham gia quân đội Hoa Lư khởi nghĩa dẹp [[loạn 12 sứ quân]]. Thần phả đình Đông Thượng ở Đông Thành, Thanh Ba cho biết họ Vi làng Đông Thành đã giúp [[Đinh Bộ Lĩnh]] dẹp [[loạn 12 sứ quân]].<ref>[http://baophutho.vn/dat-nguoi-phu-tho/201204/dinh-dong-thuong-chua-minh-linh-di-san-van-hoa-o-dong-thanh-14112 Đình Đông Thượng, chùa Minh Linh - di sản văn hóa ở Đông Thành]</ref>; Đền Phú Động ở Sơn Cương, [[Thanh Ba]] thờ Bạch Quốc hiệu Bạch Thạch Quốc Đô Đại Vương, tướng dưới thời [[Đinh Tiên Hoàng]], là người làng Phú Động có công theo giúp [[Đinh Bộ Lĩnh]] đánh dẹp sứ quân [[Kiều Thuận]]. Đình Tề Lễ ở Cao Xá, Lâm Thao thờ Tề Lễ Đường Thượng Quan tên húy Hoàng Định, người theo về với Vua Đinh đi dẹp [[loạn 12 sứ quân]] và được phong chức quan đóng trước thành cũ của [[Kiều Công Hãn]].