Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kèn bầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 55:
 
Kèn Sralai có các âm: Đô – Mi – Fa – Sol – La – Si. Khi thổi kèn Xaranai/Saranai người thổi không được ngắt hơi. Để đạt được kỹ thuật này người ta ứng dụng cách luồn hơi (dùng một phần hơi nhỏ ở khoang miệng đẩy vào dǎm kèn, cùng lúc lấy hơi đằng mũi chứa đầy phổi). Kèn Xaranai có vai trò lớn trong dàn nhạc truyền thống của người Khmer vì âm thanh của kèn vang, khoẻ và thường đi giai điệu khi hòa tấu các bài dân ca hay hoà tấu nhạc cung đình và kịch mặt nạ dân gian [[Lkhon Khol Wat Svay Andet]]. Kèn sralai có nguồn gốc từ các loại kèn pí của Thái Lan, trong đó có pí-nài ([[tiếng Thái]]:ปี่ใน). [[Người Chăm]] ở Việt Nam có loại kèn tương tự gọi là saranai.
 
===Taepyeongso ([[Triều Tiên]] và ([[Hàn Quốc]])===
[[File:Korea-Taepyeongso-01.jpg|thumb|Kèn bầu taepyeongso được hai nhạc công Triều Tiên thổi tại một đám tang Hoàng gia]]
 
Trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc, Daechwita (대취타, [[Hán Việt]]: Đại xuý đả)là một khúc quân nhạc thường được chơi trên đường diễu hành của đoàn quan quân tháp tùng những chuyến xuất cung của nhà Vua hoặc tại các cuộc diễu binh. “Chwita” ở đây theo chữ Hán có nghĩa là “xúy đả”, tức là “thổi” và “đánh”, thể hiện rằng nhạc phẩm được diễn tấu bằng nhạc khí hơi và nhạc cụ gõ là kèn, sáo và trống trong các chuyến diễu hành, giống như ở Việt Nam có [[Nhã nhạc Cung đình Huế]]. Các loại nhạc khí dùng hơi và thuộc bộ gõ có tính cơ động cao là nhạc khí chủ yếu được chơi trong các cuộc diễu hành.
 
Quân nhạc Chwita có rất nhiều nhạc phẩm, và trong số đó, Daechwita (Đại xúy đả) là nhạc phẩm tiêu biểu nhất của dòng quân nhạc Chwita. Các loại nhạc khí hơi được dùng trong quân nhạc Chwita là kèn sò Nagak và kèn hiệu Nabal. Điểm đặc biệt ở đây là các nhạc khí hơi này đều cùng phát ra một tông âm thanh. Sự kết hợp của tiếng kèn bầu Taepyeongso sẽ làm cho khúc quân nhạc Chwita thêm nhộn nhịp, bi ai và hùng tráng.
 
Cấu tạo và ý nghĩa của cây kèn bầu Taepyeongso: Đa phần nhạc khí hơi truyền thống của Hàn Quốc được làm từ ống tre hoặc trúc. Thế nhưng kèn bầu Taepyeongso lại có ống thổi được làm bằng chất liệu gỗ cứng như cây hồng táo hoặc cây liễu khoét bỏ phần ruột. Ở phần đầu ngậm để thổi, còn gọi là dăm kèn, người ta gắn một màng mỏng gọi là “Seo” được làm bằng thân cây lau sậy để tạo âm thanh cho cây kèn. Ở đầu còn lại, người ta gắn một cái bầu làm bằng kim loại có hình dạng giống như cái phễu, gọi là Dongpallang (Đòng bát lang), để âm thanh của cây kèn có thể vang xa. Trong số các nhạc khí hơi truyền thống của Hàn Quốc, kèn bầu Taepyeongso là loại nhạc khí có âm lượng lớn nhất và mang lại cảm giác bi lụy, rợn người khiến nhạc cụ này trở thành loại nhạc khí không thể thiếu trong các dàn quân nhạc, lễ diễu hành và các buổi biểu diễn nghệ thuật ngoài trời và đám tang. Âm nhạc tế lễ Tông Miếu Jongmyo Jeryeak là loại hình âm nhạc được trình diễn trong các nghi thức quan trọng của cung đình. Nhạc tế lễ Tông Miếu có hai thể loại. Một là Botaepyeong (Bảo thái bình) ca ngợi công đức và học vấn, hai là Jeongdaeeop (Chính đại nghiệp) ca ngợi chiến công điều binh khiển tướng của các vị tiên đế. Đặc biệt là khi diễn tấu thể loại âm nhạc Jeongdaeeop, cây kèn bầu Taepyeongso có tác dụng mang lại bầu không khí hùng tráng cho nghi lễ. Chữ “Taepyeong” trong tên gọi của cây kèn “Taepyeongso” có nghĩa là “thái bình” trong từ “Thái bình thịnh trị” hay từ “Thiên hạ thái bình”, thể hiện nguyện vọng quốc thái dân an của người dân qua từng âm điệu của cây kèn bầu Taepyeongso. Trong nông nhạc truyền thống của Hàn Quốc, cây kèn bầu Taepyeongso cũng có một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi thể hiện nhịp điệu Neungge & được tấu trong tang lễ người quá cố. Lòng người ở đâu dường như cũng giống nhau. Để đưa tiễn người vừa kết thúc cõi dương tới một thế giới khác, người ta cũng thổi kèn bầu Taepyeongso để cầu nguyện bình an cho người ra đi.
 
Kèn bầu Taepyeongso còn có tên gọi là Hojeok (Hồ địch) vì được du nhập vào Hàn Quốc từ Mông Cổ. Cây kèn này còn được gọi là “Soenap” theo kiểu phát âm của Hàn Quốc, là “Surna” ở vùng Trung Á, là “Shanai” ở vùng Bắc Ấn, và là “Xô-na” ở Trung Quốc. Có khi, Taepyeongso còn được gọi là “Nallari” theo âm sắc đặc trưng của nó. Truyền rằng kèn bầu Taepyeongso vốn là nhạc khí được chế tác ở vùng Tây Á và được du nhập vào Hàn Quốc từ Mông Cổ vào cuối triều đại Goryeo theo con đường tơ lụa.
 
== Cấu tạo ==