Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 53:
Cũng tương tự như lần thứ nhất, quân Nguyên chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu. Với ưu thế quân số, quân Nguyên liên tục đánh bại quân Việt ở các mặt trận [[Lạng Sơn]], [[Sơn Động]], [[Vạn Kiếp]], Thu Vật ([[Yên Bình]]), [[sông Đuống]]. Từ phía bắc, chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình Nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường ([[Nam Định]]) và Trường Yên ([[Ninh Bình]]), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên. Mọi nỗ lực phản kích của các vua Trần dọc theo sông Hồng đều bị quân Nguyên đánh bại. Từ phía Nam, [[Toa Đô|Sogetu]] dẫn quân từ Chiêm Thành lên dễ dàng đánh tan quân Đại Việt tại vùng [[Nghệ An]]-[[Thanh Hóa]]. Bị ép cả trước lẫn sau, các vua Trần phải rút ra biển lên vùng Quảng Ninh, đợi đến khi cánh quân Nguyên phía nam đi qua Thanh Hóa mới lui về [[Thanh Hóa]].
 
Cũng giống như lần trước, quân Nguyên lại gặp khó khăn về cung ứng lương thực, lần này còn có phần nghiêm trọng hơn vì số quân Nguyên đông hơn nhiều so với lần trước. Nhà Trần thực hiện [[tiêu thổ]] kháng chiến khiến quân Nguyên không thể lấy được lương thực từ dân bản địa. Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ và chờ đợi đối phương mệt mỏi, suy giảm nhuệ khí. Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa [[Hàm Tử]] (nay thuộc [[Khoái Châu]], [[Hưng Yên]]), [[bến Chương Dương]] (nay ở Thượng Phúc, nay thuộc [[Thường Tín]], [[Hà Nội]]), giải phóng Thăng Long.
 
Cánh quân phía Bắc của quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại [[sông Cầu]], tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân rút về Vân Nam bị tập kích tại [[Phù Ninh]]. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khoái Châu)