Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hòa Thân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xin lỗi nhưng sao chép lớn quá thế
Thẻ: Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung)
Dòng 61:
 
Được bảo đảm bởi sự ưu ái của Càn Long, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan trường. Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, [[tham nhũng]] của cải của nhà nước.
 
Cho tới ngày nay, vẫn không ai biết rằng Hòa Thân đã tham ô tổng cộng bao nhiêu tiền, cụ thể bao nhiêu lần. Hoặc có lẽ ngay tới chính bản thân tham quan họ Hòa này cũng không nhớ nổi mình có bao nhiêu gia sản.
 
Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong dân gian có tương truyền rằng "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước tính vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.
 
Sở Văn lục đời sau viết: ''"Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ, kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều chẳng dám ngăn trở".''
 
Sau khi Hòa Thân "rớt đài", toàn bộ số gia sản kếch xù này đều bị Gia Khánh tịch biên. Cũng bởi vậy mà người thời bấy giờ vẫn thường truyền tai nhau câu nói: ''"Hòa Thân ngã ngựa, Gia Khánh ăn no".''
 
Từ cổ chí kim, lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận sự xuất hiện của không ít tham quan. Thế nhưng sự thực là khó có tham quan nào lại được Hoàng đế bao che, dung túng như Hòa Thân.
 
Mặc dù nắm trong tay số tài sản kếch xù, lại có không ít thủ đoạn mập mờ để kiếm tiền, nhưng Hòa Thân vẫn có một giai đoạn thỏa sức lộng hành khi Càn Long còn nắm quyền.
 
Chính điều này đã khiến hậu thế không khỏi thắc mắc: Một vị vua túc trí đa mưu như Càn Long chẳng lẽ lại không hay biết đến sự lộng hành của đại tham quan họ Hòa này hay sao?
 
Thực tế, Càn Long không phải không biết chuyện Hòa Thân tham ô. Thế nhưng vị Hoàng đế khôn ngoan này lại lựa chọn "mắt nhắm mắt mở" vì những lý do dưới đây:
 
'''''Thứ nhất''''', Hòa Thân thực chất chính là một chiếc túi tiền không đáy để nhà vua mặc sức bòn rút.
 
Khi Càn Long bước vào tuổi già, ông càng lúc càng thích xa hoa, hưởng lạc. Sau lần vi hành Giang Nam của vị Hoàng đế này thực chất đều tiêu tốn một lượng tiền khổng lồ.
 
Trong khi đó, quốc khố vốn chỉ đủ chi tiêu. Vì vậy một tham quan giàu có như Hòa Thân nghiễm nhiên trở thành túi tiền của Hoàng đế.
 
Hòa Thân dù tham ô nhưng lại chịu tình nguyện bỏ tiền khi nhà vua cần đến. Chính điểm này đã khiến tính mạng của ông được đảm bảo dưới thời Càn Long nắm quyền.
 
'''''Thứ hai,''''' Hòa Thân được xem là một bề tôi sở hữu thiên phú lấy lòng Hoàng đế. Chỉ cần nhìn qua một cử chỉ hay ánh mắt của Càn Long, tham quan họ Hòa này đã biết phải làm gì, nên nói gì.
 
Có giai thoại truyền lại rằng, năm xưa khi mẹ ruột của Càn Long lâm bệnh liệt giường, người làm bề tôi như Hòa Thân thậm chí còn kêu khóc thương tâm hơn cả Hoàng đế.
 
Nhờ tài nịnh bợ ở trình độ thượng thừa như vậy, Hòa Thân đã trở thành một sủng thần thấu hiểu thánh ý và luôn đem đến cho Càn Long sự vui vẻ, hài lòng.
 
'''''Thứ ba,''''' Hòa Thân thực sự là một nhân tài. Mặc dù bị coi là một đại tham quan, nhưng vị quan họ Hòa này lại luôn duy trì những nguyên tắc, phàm là những chỗ không nên tham ô thì ông cương quyết không lấy dù chỉ một đồng.
 
Tương truyền rằng mặc dù là "trùm sò" trong những phi vụ mua quan bán chức hay nhận hối lộ, nhưng Hòa Thân không bao giờ đụng tới những khoản tiền quan trọng như tiền cứu nạn thiên tai cho bách tính.
 
Từ những yếu tố này có thể thấy, Hòa Thân trong mắt Càn Long vừa là một người có năng lực, một bề tôi tuyệt đối trung thành, lại hiểu ý Thiên tử, cho nên Hoàng đế đã tình nguyện trở thành một "thần hộ mệnh" cho vị quan lắm tài nhiều tật này.
 
Do đó, vào giai đoạn Càn Long còn nắm quyền, trên dưới triều đình gần như không một ai dám động tới Hòa Thân.
 
Mặc dù có một số người từng tố cáo việc tham quan này tham ô, nhưng Càn Long vẫn luôn mắt nhắm mắt mở cho qua.
 
=== Uốn ba tấc lưỡi, dễ dàng hóa nguy thành an ===
Hòa Thân được xem là một bề tôi sở hữu thiên phú lấy lòng Hoàng đế. Chỉ cần nhìn qua một cử chỉ hay ánh mắt của Càn Long, tham quan họ Hòa này đã biết phải làm gì, nên nói gì.
Tương truyền, có lần Càn Long hỏi Hoà Thân: ''"Khanh là trung thần hay gian thần".''
 
Tương truyền, có lần Càn Long hỏi Hoà Thân: ''"Khanh là trung thần hay gian thần?".''
 
Hoà Thân đáp: ''"Thần không phải trung thần, cũng không phải gian thần. Thần là nịnh thần".''
Hàng 142 ⟶ 180:
[[Gia Khánh]] nguyên niên năm 1796, Càn Long tổ chức đại lễ truyền ngôi hoàng vị cho Hoàng thập ngũ tử Gia Thân vương Vĩnh Diễm, còn mình thì làm Thái Thượng hoàng. Tuy không làm Hoàng đế nhưng Càn Long vẫn chưa trao hoàn toàn quyền lực cho Gia Khánh. Những việc quốc gia đại sự như liên quan đến quân đội, hay dùng người trong triều đều phải bẩm tấu lên Thái Thượng hoàng, cũng chính vì thế mà Hòa Thân vẫn còn đầy quyền thế trong triều. Nhưng lúc này tình thế cũng đã khác xưa, Hòa Thân cũng đã bắt đầu lo lắng bởi hắn ta hiểu rằng trước sau Gia Khánh cũng trị tội mình nên bèn tìm mọi kế sách đối phó.
 
Trước tiêngiai thoại truyền lại rằng, tham quan thức thời này đã xin Càn Long để lại cho mình một mật chỉ cứu mạng, coi đó như "kim bài miễn tử" để dùng trong lúc nguy nan. Mặc dù Càn Long đồng ý giao cho mật chỉ, nhưng lại dặn Hòa Thân cất kỹ, chỉ mở ra khi nào cần dùng tới. Cũng bởi vậy mà nội dung của mật chỉ này chỉ thực sự được tiết lộ khi Hòa Thân đã rơi vào đường cùng.

Sau đó, Hòa Thân tìm mọi cách hạn chế người của Gia Khánh và tìm cách dùng người của mình. Sau khi Gia Khánh đăng cơ, Chu Khuê - thầy của Gia Khánh đang là Tuần phủ Quảng Đông có gửi thư chúc mừng. Đây vốn dĩ là chuyện hết sức bình thường nhưng Hòa Thân vội vàng làm một bản cáo trạng kể tội và chỉ trích Chu Khuê trước mặt [[Càn Long]]. Càn Long cũng không để ý, nhưng không lâu sau, khi thấy Càn Long chuẩn bị cho triệu Chu Khuê hồi cung phong cho chức Đại học sĩ, Hòa Thân cảm thấy đây chính là mối nguy hiểm cho mình sau này, nên nhân lúc Gia Khánh viết thơ để chúc mừng ân sư của mình, Hòa Thân vội vàng cầm bài thơ viết dở dâng lên Càn Long để vu tội cho Gia Khánh. Càn Long nổi giận hỏi bèn hỏi Quân cơ đại thần Đổng Cáo bên cạnh nhưng Đổng Cáo đã quỳ đáp: ''“Thánh chủ vô quá ngôn”,'' Càn Long mới bỏ qua.
 
Khi thánh chỉ về việc thăng chức cho Chu Khuê chưa kịp ban ra, Hòa Thân lập tức tìm cớ xúi bẩy Càn Long điều Chu Khuê đang giữ chức Tổng đốc Lưỡng Quảng sang làm Tuần phủ An Huy. Sau này, Chu Khuê được thăng chức Binh bộ Thượng thư và Sử bộ Thượng thư, đáng nhẽ phải về cung nhưng cả hai lần Hoà Thân đều tìm cách để ông tiếp tục phải ở lại làm Tuần phủ An Huy. Ngoài ra Hòa Thân còn tìm cách phái thầy giáo khác là Ngô Tỉnh Lan trên danh nghĩa là để giúp Gia Khánh chỉnh lí thơ cảo nhưng thực tế để làm tai mắt của mình, nhằm giám sát, nghe ngóng mọi động thái của Hoàng đế.
Hàng 152 ⟶ 192:
Vào năm Gia Khánh thứ 2 (1797), Lĩnh ban Quân cơ đại thần A Quế bị bệnh chết, Hòa Thân nghiễm nhiên thành Lĩnh ban Quân cơ đại thần một cách chính đáng do lúc này Đại học sĩ Vương Kiệt do không ưa Hòa Thân đã cáo ốm để chối từ, Đổng Cáo cũng về quê, một mình Hòa Thân có thể hô mưa gọi gió ở Quân cơ xứ, lại thêm lúc này Càn Long đã già, trí nhớ càng kém. Hòa Thân càng hung hăng hốc hách, muốn gì làm nấy.
 
Nhưng thịnh mãi cũng phải đến lúc suy, vận may rồi cũng hết. Gia đình Hòa Thân liên tiếp gặp tai ương bất hạnh. Tháng 7 năm Gia Khánh nguyên niên (1796), con trai thứ vốn được Hòa Thân quý như vàng như ngọc mới được 2 tuổi thì qua đời, 1 tháng sau người em trai thân thiết Hòa Lâm chết vì bệnh dịch ở quân doanh Quế Châu, đây là cú đánh mạnh vào Hòa Thân vì đã mất đi một cánh tay đắc lực. Năm tiếp theo, Hòa Thân lại đau đớn mất đi đứa cháu đích tôn duy nhất. Đến tháng 2 năm Gia Khánh thứ 2 (1797), người vợ tào khang Phùng thịThị cũng bỏbị đibệnh không dậy nổi. Tuy thê thiếp và người đẹp của Hòa Thân nhiều như mây khói, nhưng đối với Phùng thịThị nghĩa trọng tình thâm, vô cùng quan trọng với hắn. Hòa thểThân nóiliền ngay trong vòngđêm 3thất nămtịch liên(ngày tiếp7/7 Hòaâm Thânlịch, ngày lễ ở phương Đông gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ) đã mấtsắp điđặt 4một ngườibuổi thânlễ yêucầu nguyện báolong hiệutrọng. cáiTheo chếtlệnh của mìnhông, trong lẽphủ sẽđược khôngtrang còntrí một khung cảnh lộng lẫy xa hoa, bài trí trên không trung hai hình người màu xanh “Ngưu Lang” và “Chức Nữ”, Hòa Thân và Phùng Thị đang bị bệnh cùng nhau thành tâm cầu nguyện.
 
Nhưng, cũng không mang lại kết quả tốt đẹp gì, Phùng thị bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm, bà vẫn không ngừng ho, còn ho cả ra máu.
 
Đến tiết Trung Thu, ngày đoàn viên, tất cả mọi người trong phủ đều đến phòng bệnh mà thăm hỏi Phùng Thị. Phùng Thị vì thế mà cười nói vui vẻ, trên khuôn mặt thậm chí hiện lộ vẻ hồng hào xinh đẹp hiếm có. Hòa Thân vừa nhìn thấy tinh thần phu nhân tốt lên như vậy, liền ban thưởng lớn cho đám người hầu trong nhà, cho bọn họ một bữa ăn uống cơm thịt no say mà ngày thường khó được.
 
Nhưng mà vào đêm ngày hôm sau, Phùng Thị qua đời. Hòa Thân trong lúc đau buồn tuyệt vọng đã làm 6 bài thơ để bảy tỏ sự thương nhớ người vợ của mình đạo. Dưới đây là một trong số đó:
 
            “''Tu đoản các hữu kỳ, sinh tử đồng biệt ly.''
 
''           Dương thử nhất bôi thổ, tuyền chỉ hội tương tùy.''
 
''           Kim nhật ngã tiếu y, tha niên thùy tống ngã.''
 
''           Thê lương thọ xuân lâu, chứng đắc niết quả”.''
 
Hòa Thân qua vài bài thơ mộc mạc này, đã nói lên nỗi lòng mình, nói lên được tâm tình khắc khoải đau buồn dồn nén của ông.
 
'''Hòa Thân kính trọng Phùng Thị là có nguyên nhân'''
 
''Một là, nhà mẹ đẻ Phùng Thị có ân tình với ông.''
 
Hòa Thân biết rất rõ, tuy gia đình Phùng Thị phát hiện ra ông là “nhân tài”– nhưng lúc đó Hòa Thân vẫn là không một xu dính túi. Bởi vì trong hoàn cảnh khăn như vậy, mà nhà Phùng Thị vẫn quý trọng tài năng và giúp đỡ mình, lại còn đem con gái duy nhất Phùng Thị gả cho mình. Bản thân sở dĩ có ngày huy hoàng hôm nay, từ một góc độ nào đó mà nói, hoàn toàn là nhờ gia đình Phùng Thị. Chính là hôn nhân, gia đình, tài phú và hạnh phúc đều hội tụ hết thảy, đều là nhờ ơn gia đình Phùng Thị ban cho.
 
Cũng là bởi vì bản thân Hòa Thân đối với truyền thống Nho gia Trung Quốc thì rất tinh thông, cho nên ông mới càng thêm hiểu được cái gì là tri ân đồ báo (có ơn tất có báo). Tri ân đồ báo này là hành vi có khuôn phép và yêu cầu đạo đức cơ bản nhất. Bản thân mình không làm được … sẽ làm thất vọng gia đình Phùng Thị và Phùng Thị. Nếu không làm được, ông sẽ bị mọi người dân Trung Quốc cười chê. Nếu như vậy, chính mình tạo nghiệp, mà toàn bộ tiền đồ cũng đều hóa thành tro bụi.
 
''Hai là, Phùng Thị đã bao năm quan tâm chăm sóc ông chu đáo hết mực.''
 
Hòa Thân từ nhỏ cha mẹ đã chết sớm, ở trong nhà, ông thiếu thốn tình cảm; ở bên ngoài, ông nếm đủ mọi ngọt bùi cay đắng của nhân gian. Khi Phùng Thị đến, mới khiến ông cảm giác được tình cảm ấm áp của gia đình; từ khi có thê tử Phùng Thị, mới khiến cho ông cảm giác được trách nhiệm của mình; thê tử Phùng Thị đã sinh dưỡng con cái cho ông, mới khiến cho ông cởi bỏ được nỗi xấu hổ “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tội bất hiếu có ba, không con nối dõi là tội lớn nhất); là thê tử Phùng Thị đã sinh dưỡng con cái cho ông, mới khiến ông cảm nhận được niềm hạnh phúc đầy đủ của “Thiên luân chi nhạc” (Hạnh phúc gia đình).
 
Không chỉ như thế, Phùng Thị chẳng những mọi thời khắc lúc nào cũng quan tâm đến sức khỏe của ông, hơn nữa còn chủ động nạp thêm thê thiếp cho ông.
 
''Ba là, Hòa Thân khi ở nhà cùng Phùng Thị lại có tính cách khác.''
 
Nhĩ ngu ngã trá (lừa bịp, tráo trở để thủ lợi) đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống của Hòa Thân. Nhưng mà toàn bộ việc nhĩ ngu ngã trá này, cũng không hẳn là chính bản thân ông chủ động muốn làm. Ở bên ngoài, vì bất đắc dĩ mà ngụy trang như vậy. Còn ở trong nhà, bản thân ông lại bình thản, thảnh thơi! Mà chỉ có ở trước mặt Phùng Thị, ông mới có thể được như vậy. Có thể nói trong vòng 3 năm liên tiếp Hòa Thân đã mất đi 4 người thân yêu và báo hiệu cái chết của mình có lẽ sẽ không còn xa.
 
== Cuối cuộc đời ==
Hàng 159 ⟶ 233:
Ngày mùng 8, cùng với việc thông báo di chiếu của Thái Thượng hoàng, Gia Khánh tuyên bố miễn chức của Hòa Thân và Phúc Trường An, giao cho hình bộ tống giam, đồng thời giao cho Thành Thân vương [[Vĩnh Tinh]], Nghi Thân vương [[Vĩnh Tuyền]], Ngạch phụ Lạc vương Đa Nhĩ Tế, Định Thân vương [[Miên Ân]], Đại học sĩ Lưu Dung, Đổng Cáo, Binh bộ Thượng thư Khánh Quế phụ trách điều tra gia sản và thẩm vấn. Ngày 11, sau khi thẩm vấn và kê biên tịch thu tài sản, Gia Khánh công bố 20 tội lớn của Hòa Thân, đồng thời thông báo việc này đến tất cả Tổng đốc và Tuần phủ các tỉnh để cùng bàn luận và định tội Hòa Thân. Trong chỉ dụ đều ghi rõ Hòa Thân phạm tội với Tiên hoàng Càn Long cho nên trong thời gian đại tang có xử lý sủng thần của Tiên hoàng cũng hoàn toàn danh chính ngôn thuận.
 
Nhận thấy bản thân đã rơi vào tình thế nguy nan, Hòa Thân liền dùng đạo mật chỉ mà Càn Long đã ban cho năm nào với hi vong có thể cứu vớt đại cục. Thế nhưng khi mở "kim bài miễn tử" ra, đại tham quan họ Hòa không khỏi tá hỏa khi nhìn thấy mật chỉ chỉ có vẻn vẹn 3 chữ: '''"Cho toàn thây"'''. Những chữ này ám chỉ rằng Càn Long cũng đã hết cách che chở cho Hòa Thân, vị tham quan này cũng chỉ còn nước chờ ngày tận mạng

Sau khi bị hạch tội, [[Gia Khánh]] đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử [[tùng xẻo|lăng trì]], tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đólẽ vì kiêng nể mật chỉ của tiên đế, Giacác Khánhquan đại thần và công chúa cầu xin, vị vua này lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vàocho đóông bắtđược ôngchết toàn thây bằng cách tự vẫn tại phủ vào ngày [[22 tháng 2]] năm 1799, tha cho gia đình Hòa Thân, còn Phúc Trường An bị chém đầu. Đây cũng là chuyện lạ với những tội danh tày đình như thế, nguyên do có thể gắn với những báu vật bí ẩn trong cung của Hòa Thân. Khi phá dỡ hai hòn giả sơn, triều đình phát hiện và tịch thu con tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy xanh, nhưng chữ Phúc ''(bút tích của chính vua Càn Long viết để tặng bà nội nhân dịp thượng thọ, không biết như thế nào lại lọt vào tay Hòa Thân)'' thì được tạc vào một khối đá lớn. Nếu phá khối đá thì chữ Phúc cũng tan, mặt khác do bút tích của vua Càn Long nên không ai dám động vào. Đó là điềm báo khiến vua Gia Khánh tha chết cho cả nhà Hòa Thân<ref name=":0" />.
 
Sau khi nghe xong phán quyết của Hoàng đế Gia Khánh, Hòa Thân cầm dải lụa trắng dài hơn 3m, rồi cười một cách lạnh lùng, ghê rợn. Sau đó ông viết một câu thơ nguyền rủa toàn bộ vương triều nhà Thanh. Lời nguyền như sau:
 
''Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân''
 
''Kim triều tản thủ tạ hồng trần''
 
''Tha niên thủy phiếm hàm long nhật''
 
''Nhận thủ hương yên thị hậu thân.''
 
'''Tạm dịch:'''
 
''Năm mươi năm hư hư thực thực''
 
''Kiếp này buông tay tạ hồng trần''
 
''Năm sau nước dâng con lũ lớn''
 
''Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân.''
 
Hai câu thơ đầu là hồi ức về những điều đã qua của Hòa Thân, coi cuộc đời 50 năm của mình như mây khói. Hai câu sau ông đã mượn điển cố để phát ra lời nguyền của mình. “Thủy phiếm hàm long” chỉ nước lũ dâng cao.
 
Quả nhiên, năm đầu tiên sau khi Hòa Thân bị ban cho cái chết, đê sông Hoàng Hà tại Hà Nam bị vỡ.
 
“''Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân''” chính là ngụ ý Hòa Thân sẽ đợi lần sau khi nước lũ dâng lên sẽ đầu thai, sông Hoàng Hà vỡ đê một lần nữa tại tỉnh Hà Nam. Đúng tháng 10 vào một năm ấy, một bé gái oa oa cất tiếng khóc chào đời. Cô bé ấy chính là [[Từ Hi Thái hậu]] sau này.
 
Có người nói rằng kiếp trước của Từ Hi Thái Hậu chính là Hòa Thân. Bà chấp chính mấy chục năm, khiến Triều Thanh ngày càng suy tàn và bị các nước phương Tây thi nhau xâu xé. Cuối cùng, Từ Hi Thái Hậu đã khiến vương triều Mãn Thanh gần sụp đổ, đồng thời bị diệt vong vào năm thứ 3 sau khi Từ Hi băng hà. Điều này cũng ứng nghiệm với lời nguyền Hòa Thân lưu lại từ 100 năm về trước.
 
Tất nhiên đó là một giả thuyết rất ly kỳ. Hòa Thân chết bởi tay Hoàng đế triều Thanh, nguyền rủa triều Thanh. Hơn 100 năm sau Hòa Thân đầu thai thành Từ Hi Thái Hậu, thao túng triều chính, coi các Hoàng đế nhà Thanh như quân cờ, con tốt trong tay, chính là trả lại mối hận năm xưa.
 
Sau khi giải quyết xong vụ Hòa Thân, thì tấu chương của các Tuần phủ mới lần lượt đến Kinh thành. Chỉ có Lưỡng Quảng Tổng đốc Cát Khánh, Tuần phủ Vân Nam Giang Lan là có lời giả mạo nhằm bưng bít ra thì còn lại đều kể các đại tội của Hòa Thân. Trong khi ngự phê tấu chương, Gia Khánh đã đặc biệt ngự phê vào tấu chương của Tuần phủ Giang Tây Trương Thành Cơ rằng: ''“Trẫm mà không trừ Hòa Thân thì người trong thiên hạ chỉ biết đến Hòa Thân chứ không biết đến trẫm”.'' Gia Khánh cảm thấy Hòa Thân uy hiếp đến sự quân quyền của Thiên tử nên đã diệt trừ Hòa Thân không chút lưu tình.
 
Sự giàu có của Hòa Thân vốn đã nổi tiếng, nhưng kết quả của sự tịch thu gia sản còn làm cho mọi người kinh ngạc hơn. Bản tịch biên gia sản rất dài ghi đủ các thứ vàng bạc châu báu, gấm vóc… không thể nào đếm xuể, tính ngang với số thu nhập của triều đình trong mười năm. Sau này nghe nói, số lớn của cải châu báu tịch thu được đều được Gia Khánh Đế cho người đến chuyên chở về cung. Nhờ chuyện này mà quốc khố nhà Thanh trở nên giàu có. Vì thế trong dân gian có câu nói châm biếm vần miệng là: "Hòa Thân bị đổ, Gia Khánh vớ bở".
 
Trong 24 năm từ khi Hòa Thân bắt đầu được [[Hoàng đế]] [[Càn Long]] để mắt và sủng ái, vị đại thần này đã gom góp được một số tài sản lớn tới mức khó tin. Sự giàu sang của ông ta được thể hiện qua số tài sản bị tịch thu, gồm có:
Hàng 198 ⟶ 304:
 
Phủ được bố trí theo kiểu "Tam Lộ Ngũ Tiến" (三路五进), kiến trúc tinh xảo mà rộng lớn. Kiến trúc ở trục chính dùng ngói lưu ly xanh, mô phạm [[kiến trúc]] dành cho Phủ đệ của Thân vương. Thêm nữa lại từng là Phủ đệ của Hòa Thân, người giàu thứ nhì thiên hạ lúc bấy giờ, nổi tiếng với câu nói: "thứ gì mà Càn Long có, ta cũng có, thứ gì Càn Long không có, ta cũng phải có". Chính vì lối sống xa hoa, nên Hòa Thân cũng dồn rất nhiều công sức tôn tạo Phủ. Hoa viên còn được gọi là [[Tụy Cẩm Viên]] - 萃锦园. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm (景点) phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương phủ, theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh. Có câu "1 tòa Cung Vương phủ, nửa bộ sử Thanh triều" cũng đủ nói lên giá trị văn hóa của Phủ.
 
Ngày nay, Cung Vương Phủ đã thay đổi khá nhiều so với thời các vị vương giả, quan lại sinh sống. Tuy vậy, nó vẫn để du khách tới đây cảm nhận được phần nào cuộc sống xa hoa, vương giả của giới quý tộc Trung Quốc xa xưa. Bên cạnh việc thu hút lượng du khách khổng lồ mỗi năm tới tham quan, Cung Vương phủ của Hòa Thân cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng bị ma ám ở Bắc Kinh và ẩn chứa trong mình nhiều bí ẩn ma quái chưa được giải đáp. Tuy tất cả chỉ là đồn đoán, chưa được khoa học kiểm chứng nhưng cũng khiến nhiều du khách hoảng hồn.
 
Hòa Thân cũng có một hậu cung đông đúc với hơn 600 thê thiếp. Trong phủ có một nơi được xây dựng kỳ công mà Hòa Thân dành riêng cho một người thiếp có tên là Phùng Thị mà ông ta rất yêu chiều. Sau khi con trai Phùng Thị chết khi còn nhỏ, bà đau buồn, sinh bệnh rồi sớm qua đời.
 
Từ đó, dân gian bắt đầu đồn đại rằng, cung Vương phủ cũng bị "hồn ma" Phùng Thị ám. Buổi đêm, người trong phủ thường nghe thấy tiếng phụ nữ khóc, thậm chí có người còn khẳng định họ từng nhìn thấy bóng phụ nữ mặc áo trắng lướt đi trong vườn.
 
Nhiều du khách được người dân bản địa truyền tai nhau rằng, vào những đêm trăng thanh vắng bạn sẽ nghe được tiếng khóc ai oán vọng ra từ phía Cung Vương Phủ rộng lớn. Tương truyền rằng, đó là hồn ma vợ cả của Hòa Thân, Phùng Thị, khóc thương đứa con thứ bạc mệnh của mình.
 
Sau khi người con trai chết yểu, vợ Hòa Thân vì quá đau lòng nên cũng chết một năm sau đó. Ngày nay, nhiều nhân viên bảo vệ của tòa nhà này cho biết họ đôi khi vẫn nhìn thấy bóng áo trắng của người phụ nữ này, đi lại lang thang trong vườn hoặc thấp thoáng bên những hòn giả sơn.
 
Ngoài bóng ma của Phùng Thị, nhiều người còn nhìn thấy hồn ma của những người hầu khác trong phủ Hòa Thân khi xưa. Họ thường xuất hiện vào lúc tảng sáng với dáng đi vội vã như vẫn đang mải miết làm công việc của mình lúc sinh thời.
 
== Phim Ảnh ==