Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ẩm thực Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 416:
 
Người Trung Quốc ở phương nam có thói quen dùng “nguyên bảo trà” để mời khách, trong cốc trà còn bỏ thêm hai miếng quýt để biểu thị cát tường, may mắn. Ở Mông Cổ, người ta hay dùng trà sữa hoặc trà bơ để tiếp đãi khách. Còn có nơi, nam nữ đính hôn lấy trà làm lễ, phía nhà gái nhận lễ từ nhà trai gọi là “hạ trà” hoặc “thụ trà”, đem lễ nghĩa hôn nhân gọi thành “tam trà chi lễ”, chính là “hạ trà” trong lễ đính hôn, “định trà” trong lễ kết hôn và “hợp trà” trong lúc động phòng.
 
==Đồ ăn vặt Trung Quốc và vấn đề sức khoẻ==
 
Trong những năm trở lại đây từ 2003, đồ ăn vặt Trung Quốc tuồn ồ ạt qua cửa khẩu biên giới về Việt Nam rất nhiều, nhất là về bánh kẹo, thực phẩm ăn liền, đồ uống,...Thời gian gần đây, tại các hàng quán bán quà vặt trước cổng một số trường học trên địa bàn Hà Nội rộ lên một thứ quà lạ có nhãn mác bắt mắt, được giới thiệu là "thịt hổ khô" giá chỉ khoảng 3.000 đồng/gói. Bên trong mỗi túi có khoảng hơn chục miếng "dạng thịt" màu đỏ hồng, được thái lát nhỏ như miếng khoai tây chiên. Nhấm có vị cay cay, chua chua, ngọt ngọt, nhai thấy dai như bóng bì khô. Cụ thể, sau khi mua thịt lợn nạc, người ta sẽ phân loại thịt để làm thịt bò khô dạng sợi hay "thịt hổ khô" dạng miếng theo độ lớn nhỏ, dày mỏng của miếng thịt. Công đoạn tiếp theo là ướp hàn the để thịt có độ tươi và săn. Cho nhiều hàn the thì thịt heo sẽ săn chắc gần như thịt bò. Rồi công nghệ làm màu, làm dai, tạo bột... được các chủ cơ sở trộn với hóa chất.
 
Hay đáng nói hơn, sản phẩm Spicy Stick's hay còn được gọi là "gậy cay". Đây là món ăn vặt được cả người lớn và trẻ em ưa thích vì ngon miệng mà giá cả lại rất rẻ. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cảnh báo rằng những đồ ăn vặt này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Những đồ ăn vặt này rất phổ biến ở Trung Quốc và được đưa ra nước ngoài, nơi có những người Hoa sinh sống. Thậm chí họ còn có cả chiến dịch quảng bá thúc đẩy việc buôn bán những món ăn vặt này.
 
Các món ăn vặt được bán phổ biến ở các cổng trường học với giá rất rẻ. Gần đây một số người tiêu dùng Trung Quốc phản ánh rằng họ bị tiêu chảy nặng sau khi ăn những món ăn vặt trên.
 
Truyền thông cho biết, đến thực tế tại các cơ sở sản xuất đồ ăn vặt, họ đã tận mắt thấy quy trình sản xuất thức ăn "ghê tởm". Từ khâu sản xuất đến đóng gói sản phẩm, tất cả công nhân đều sử dụng tay không. Một người công nhân đã bị loét tay, một số khác bị phòng rộp ngón tay do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất sản xuất thức ăn mà không đeo găng tay.Các công nhân trả lời rằng, việc đeo găng tay sẽ làm chậm tốc độ công việc.
 
Tại một cơ sở sản xuất khác ở Thông Hứa, [[Hứa Nam]], Trung Quốc, công nhân của nhà máy không đeo găng tay và mặt nạ khi xử lý thực phẩm. Thậm chí sau khi đi vệ sinh, công nhân trong xưởng không hề rửa tay mà tiếp tục trực tiếp xử lí thực phẩm.
 
Thậm chí, có nhiều người bán hàng rong cũng bán các sản phẩm này. Chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng là đã mua được gần 20 loại quà vặt khác nhau, hầu hết các sản phẩm đều không hề ghi nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, thời hạn sử dụng…
 
Những lọ sữa bán kèm theo cả bình với giá 3.000 đồng/lọ; que cay là sản phẩm được nhiều trẻ nhỏ yêu thích có giá 2.000 đồng/gói với nhiều màu sắc khác nhau; ô mai, bim bim các loại cũng chỉ có giá từ 500 - 2.000 đồng/gói. Ngoài ra, còn một loại bánh xuất xứ Trung Quốc được gọi là bánh rán, nếu mua cả gói to là 30.000 đồng, còn mua lẻ là 500 đồng/chiếc…
 
==Tham khảo==