Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bao giờ cho đến tháng Mười”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 30:
Trở về nhà sau chuyến đi thăm chồng ở [[chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam|biên giới Tây Nam]], Duyên mang trong mình nỗi đau khôn tả: biết tin chồng chị đã hi sinh. Trên thuyền trở về, chị đã bị ngã xuống [[sông]] và được thầy giáo Khang cứu sống. Duyên giấu chuyện chồng hi sinh với mọi người trong gia đình đặc biệt là đối với người cha già đang có bệnh nặng. Để an ủi cha, Duyên nhờ Khang viết hộ những bức thư hỏi thăm gia đình như khi chồng chị còn sống. Những bức thư này đã mang lại niềm vui cho gia đình, nhưng nỗi đau thì một mình cô phải chịu đựng, nước mắt nuốt vào trong. Thế rồi, có nhiều tiếng đồn dị nghị rằng Duyên và thầy giáo Khang hai người có tư tình. Đến khi cảm thấy mình yếu, không còn sống được bao lâu, người cha chồng bảo Duyên gọi điện cho con trai về để gặp lần cuối. Đến lúc này, tin chồng mất đã không giấu được nữa...
==Ê-kíp==
* [[Lê Vân]] vai Duyên.
* [[Hữu Mười]] vai Thầy giáo Khang.
* [[Đặng Lê Việt Bảo]] vai Nam (chồng Duyên).
* [[Trịnh Phong]] vai Tuấn (con trai Duyên).
* [[Nguyễn Minh Vượng]] vai Thơm.
* [[Lại Phú Cương]] vai bố chồng Duyên.
 
==Hậu trường==
*Trong phim có hình ảnh Duyên ([[Lê Vân]]) diễn [[chèo]] trong vai một người vợ tiễn chồng đi ra trận. Cô đã không diễn hết được trích đoạn chèo này và chạy ra miếu thờ [[Thành hoàng]] làng. Ở đây, cô được Thành hoàng cho biết, nếu muốn gặp chồng, thì đợi đến [[vu-lan|rằm tháng Bảy]], ra [[chợ Âm Phủ]] sẽ được gặp. Tại [[chợ Âm Phủ]], mặc dù gặp được chồng nhưng cô không thể cầm tay được do bây giờ, chồng cô đã là một vong hồn... Cảnh quay cuộc gặp gỡ này gây nhiều ấn tượng cho người xem phim.