Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Xô–Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 920:
Trong quá trình chiến tranh, Liên Xô đã nhận được 17.499.861 tấn hàng hóa viện trợ của Mỹ-Anh theo chương trình [[Lend-Lease]] (cho vay - cho thuê), tương đương 9,8 tỷ USD (thời giá 1945). Riêng khoản viện trợ của [[Hoa Kỳ]] dành cho [[Liên Xô]] từ ngày 1 tháng 10 năm 1941 đến 31 tháng 5 năm 1945 bao gồm: 427.284 xe vận tải, 13.303 phương tiện chiến đấu, 35.170 xe mô tô, 2.328 xe tiếp tế quân nhu, 2.670.371 tấn các loại sản phẩm từ [[dầu mỏ]] (gồm xăng và dầu) <ref name="Weeks 2004, p. 9">Russia's Life-Saver: Lend-Lease Aid to the U.S.S.R. in World War II, pp 9, Albert L. Weeks, Lexington Books, Jan 29, 2004</ref>, 4.478.116 tấn thực phẩm (thịt hộp, đường, bột, muối, vv), 1.911 đầu máy hơi nước, 66 đầu máy xe lửa Diesel, 1.000 xe ô tô, 120 xe thùng và 35 xe máy hạng nặng<ref name="Weeks 2004, p. 9"/>, 12.000 xe tăng - thiết giáp (bao gồm 7.000 xe tăng, khoảng 1.386 trong số đó là [[M3 Lee]] và 4.102 là [[M4 Sherman]]) <ref>''Lend-Lease Shipments: World War II'', Section IIIB, Published by Office, Chief of Finance, War Department, 31 December 1946, p. 8.</ref>; 11.400 máy bay (4.719 trong số đó là Bell P-39 Airacobras) <ref>{{harvnb|Hardesty|1991|p=253}}</ref>.
 
Một số quan điểm cho rằng Phương Tây đã thổi phồng quá mức vai trò của khoản viện trợ cho Liên Xô. Tổng giá trị viện trợ chỉ bằng 4% tổng lượng sản xuất của Liên Xô trong những năm chiến tranh (trong khi Liên Xô phải chống đỡ 70% binh lực của Đức và chư hầu). Do vậy, những quan điểm này đã cho rằng viện trợ lend-lease đóng góp không đáng kể vào chiến thắng của các lực lượng vũ trang Xô viết. Ngoài ra, viện trợ trong năm 1941 (khi Liên Xô đang cần nhất) lại khá nhỏ giọt, trong khi tới 56,5% giá trị viện trợ lend-lease chỉ đến Liên Xô vào năm cuối cùng của cuộc chiến tranh (từ tháng 1/1944 tới tháng 5/1945)<ref>Hans-Adolf Jacobsen: ''1939–1945, Der Zweite Weltkrieg in Chronik und Dokumenten''. Darmstadt 1961, p. 568. (German Language)</ref>, khi đó mức sản xuất của Liên Xô đã vượt xa Đức nhiều lần. Các chuyến hàng Lend-Lease được thực hiện chủ yếu vào giai đoạn sau của chiến tranh. 85% lượng hàng Lend-Lease chỉ được chuyển đến sau tháng 1 năm 1943. Số lượng viện trợ của Mỹ-Anh cho Liên Xô tính theo từng năm như sau<ref>Hans-Adolf Jacobsen: ''1939–1945, Der Zweite Weltkrieg in Chronik und Dokumenten''. Darmstadt 1961, p. 568. (German Language)</ref>: Năm 1941 - 2,1%; Năm 1942 - 14%; Năm 1943 - 27,4%; Năm 1944 - 35,5%; Năm 1945 - 21%. Các chuyến hàng Lend-Lease đầu tiên trong mùa đông 1941-1942 đã đến Liên Xô rất muộn, và trong những tháng quan trọng đó, Liên Xô đã có thể tự mình chiến đấu chống lại quân Đức trong [[trận Moscow]] mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ các đồng minh phương Tây. Phần lớn vũ khí và các vật liệu Lend-Lease được chuyển đến Liên Xô vào 2 năm 1944-1945, khi đó thì cục diện của cuộc chiến đã thay đổi.<ref name=ori>https://orientalreview.org/2015/05/12/wwii-lend-lease-was-the-us-aid-helpful-enough-i/</ref>.
 
Ngoài ra, nhiều học giả [[Xô viết]] cho biết rằng những loại vũ khí mà Mỹ viện trợ cho Liên Xô trong giai đoạn này bị binh sĩ Hồng quân chê bai khá nhiều và ít khi sử dụng (ví dụ như xe tăng [[M3 Stuart]] hay [[tiểu liên Thompson]] bị đánh giá là thiếu sức mạnh và dễ hỏng hóc so với vũ khí tương ứng do Liên Xô chế tạo như [[T-34]] và [[PPSh-41]]). Nhiều loại xe tăng của Mỹ và Anh viện trợ cho Liên Xô không hoàn chỉnh và bị thiếu kính ngắm, phụ tùng, bộ dụng cụ bảo trì và sửa chữa... Những quả đạn nổ cho pháo 75mm trên xe tăng Mỹ có xu hướng phát nổ bất ngờ. Stalin đã phàn nàn với Roosevelt trong một lá thư vào năm 1942: ''"Theo các chuyên gia của chúng tôi ở mặt trận, xe tăng Mỹ dễ dàng bị đốt cháy bởi những khẩu pháo chống tăng bắn vào phía sau hoặc hai bên. Đó là do nhiên liệu xăng của các xe tăng Mỹ khi bị đốt nóng đã tạo ra một lớp khói xăng dày bên trong các xe tăng, tạo điều kiện cho quá trình bốc cháy"''<ref>https://sputniknews.com/analysis/2005032539700464/</ref> Xe tăng [[M3 Lee]] của Mỹ bị lính Liên Xô gán cho biệt danh là ''"БМ-6 - братская могила vào шестерых"'', nghĩa là ''"ngôi mộ tập thể cho sáu người"'', như một cách để mỉa mai hỏa lực và vỏ giáp yếu của loại xe này<ref>http://opoccuu.com/m3-lee.htm</ref>. Các loại xe tăng của Anh là Matilda và Valentine cũng bị binh sỹ Hồng quân chê bai, họ đã đặt cho loại xe tăng này một biệt danh đáng sợ là ''"Vĩnh biệt Tổ quốc"'', bởi động cơ xăng rất dễ cháy và bộ truyền động lạc hậu khiến chúng trở thành con mồi dễ dàng cho quân Đức. Đối với máy bay chiến đấu cũng vậy, Liên Xô chỉ được viện trợ các loại đời cũ như P-40 hoặc Hurricane, có tính năng kém hơn nhiều máy bay Đức. Trong một cuộc trò chuyện với [[Wendell Willkie]], một nhà lãnh đạo trong Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, Stalin đã nói thẳng thắn phê phán trước mặt các đại sứ Mỹ và Anh rằng: tạiKhi saoMỹ chuẩn bị chuyển 150 chiếc P-39 Airacobra sang Liên Xô, người Anh đã can thiệp và giữ chúng lại cho riêng họ, và rằng Chính phủ Anh và Mỹ lạichỉ toàn cung cấp thiếtcác bịloại vũ khí chất lượng kém như vậy cho Liên Xô. Đại sứ Mỹ lúc đó mới biết việc này, còn Đại sứ Anh [[Archibald Clark Kerr]] thì thừa nhận rằng ông ta biết về việc này, nhưng ông bào chữa rằng những vũ khí này sẽ có ích hơn nếu được giao cho quân đội Anh<ref name=ori />.
 
Trong chiến tranh, Liên Xô đã sản xuất hơn 29,1 triệu vũ khí cá nhân thuộc tất cả các loại chính, trong khi chỉ nhận viện trợ 152.000 vũ khí cá nhân (chiếm 0,5% tổng số) được sản xuất bởi các nhà máy của Mỹ, Anh và Canada. Liên Xô sản xuất 647.600 pháo và súng cối so với 9.400 khẩu pháo viện trợ, chiếm chưa tới 1,5% tổng số. Tỷ lệ giữa xe tăng và pháo tự hành Liên Xô tự sản xuất so với số viện trợ lần lượt là 132.800 so với 11.900 (8,96%) và đối với máy bay chiến đấu - 140.500 so với 18.300 (13%)<ref name=ori />