Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Dị (nhà Lương)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
Hầu Cảnh đến dưới thành, bắn thư vào để khải rằng: “Bọn Chu Dị miệt – lộng triều quyền, khinh tác úy phúc, thần bị sàm thần hãm hại, muốn giết chết bọn chúng. Bệ hạ trị tội bọn Dị, thần sẽ giật dây cương quay về phương bắc.” Vũ đế hỏi Hoàng thái tử Tiêu Cương: “Có đúng không?” Thái tử đáp: “Đúng!” Vũ đế triệu Hữu tư đi bắt Dị, Thái tử nói: “Giặc riêng lấy bọn Dị làm danh nghĩa, hôm nay giết Dị, không cứu được nguy, chỉ để lại tiếng cười cho đời sau. Đợi việc được giải quyết, giết hắn chưa muộn.” Vũ đế mới thôi.<ref name="N" /><ref name="T2" />
 
Ban đầu Hầu Cảnh mưu phản, Hợp Châu thứ sử Bà Dương vương [[Tiêu Phạm]], Ti Châu thứ sử [[Dương Nha Nhân]] đều nhiều lần khải trình, nhưng Dị cho rằng Cảnh đơn độc ở nhờ, ắt không dám làm vậy, bèn nói với sứ giả: “Bà Dương vương không cho phép quốc gia có một người khách!” rồi giữ tờ khải mà không tâu lên, nên triều đình không hề phòng bị.<ref name="L" /><ref name="N" /><ref name="T" /> Dị đang được sủng hạnh, trong triều chẳng ai dám liếc mắt, đến Hoàng thái tử Tiêu Cương cũng không thể khuất phục ông. Nay giặc đến, quan tướng trong thành đều oán trách. Thái tử làm bài thơ tứ ngôn ''Mẫn Loạn'' (湣乱, tạm dịch: Thương xót loạn lạc): “Mẫn bỉ phản điền, ta tư phân vụ. Mưu chi bất tang, khiên ngã vương độ.” (tạm dịch: Thương ruộng bên kia, rơi vào chiến loạn. Lo không thu hoạch, khiến ta phạm pháp), rồi làm ''Vi thành phú'' (围城赋, phú Vây thành), có mấy câu cuối như sau: “Bỉ cao quan cập hậu lý, tịnh đỉnh thực nhi thừa phì. Thăng tử tiêu chi đan địa, bài ngọc điện chi kim phi. Trần mưu mô chi khải ốc, tuyên chánh hình chi phúc uy. Tứ giao dĩ chi đa lũy, vạn bang dĩ chi vị tuy. Vấn sài lang kì hà giả? Phóng hủy dịch chi vi thùy?” (tạm dịch: Kìa quan to cùng giày cao, đều ăn ngon rồi đi xe. Lên hoàng cung đến triều đình, sắp điện ngọc đến cửa vàng, bày mưu mô đến khuyên can, tuyên hình phạt đến oai phúc, bốn giao bởi hắn nhiều lũy, muốnmuôn nước bởi hắn chẳng lui. Hỏi sài lang ở chỗ nào? Thả rắn rít đến vì ai?”) đều là lời chỉ trích Dị. Dị theo Vũ đế lên Nam lâu quan sát phản quân; đế hỏi: “Tứ giao đa lũy, là tội ai đây?” Dị tuôn mồ hôi đầm đìa, không trả lời được.<ref name="N" />
 
Vì thế Dị vừa thẹn vừa phẫn mà chết, hưởng thọ 67 tuổi;<ref name="L" /><ref name="N" /> được tặng chức Thị trung,<ref name="L" /> Thượng thư hữu bộc xạ,<ref name="L" /><ref name="N" /> choban bí khí 1 bộ, chu cấp chi phí tang lễ.<ref name="L" /> Theo lối xưa, chức Thượng thư không được dùng để truy tặng. Đến nay Dị mất, Vũ đế thương tiếc, bàn việc truy tặng, tả hữu của đế vốn thân thiết với ông, nên nói tốt cho ông. Vũ đế lấy làm phải, mới đặc cách truy tặng như vậy.<ref name="L" /><ref name="N" /><ref>''Tư trị thông giám'' quyển 162, Lương kỷ 18 – Cao Tổ Vũ hoàng đế 18, năm Thái Thanh thứ 3, tháng giêng</ref>
 
==Tính cách==
Dị giỏi lắm trò, trong cờ vây được xếp vào nhóm tay chơi thượng phẩm. Từ khi Dị được làm Thị trung, trở nên tham ăn của đút, lừa dối mọi người, quen thói dò xét ý vua, không chịu tiến hiền truất ác. Các nơi biếu xén, Dị chưa từng từ chối, nên xa gần chẳng ai không căm ghét. Dị xây nhà ở Đông Pha, vô cùng đẹp đẽ, cuối ngày kéo đến, say sưa ở đấy. Gần đến hoàng hôn, Dị lo cửa thành sắp đóng, bèn dẫn cận vệ từ nhà đến thành, sai chúng giữ cửa không cho khóa lại. Quyền thế của Dị ngày một lớn, lấn át trong ngoài triều đình, tài sản sánh ngang với Dương Khản. Dị thích ăn uống, lấy việc thưởng thức hình sắc hương vị làm vui, các món ngỗng non, lươn chín dùng không biết chán; dẫu gặp buổi chầu, trong xe cũng mang theo bánh ngọt. Dị ngạo mạn với quan viên trong triều, không kiêng dè quý thích. Có người khuyên can, Dị nói: “Ta là hàn sĩ đấy, gặp thời mới được như hôm nay. Các quý tộc đều cậy xương khô (của tổ tiên) mà xem thường (người khác), ta cúi đầu trước họ, ắt bị khinh miệt quá lắm. Ta phải ra tay trước với họ!” <ref name="N" />
 
Sau khi [[Từ Miễn]], [[Chu Xá]] mất, ngoài triều dựa vào [[Hà Kính Dung]], trong tỉnh dựa vào Dị. Hà Kính Dung chất phác thật thà, giữ kỷ cương mà làm việc, còn Dị tài hoa mẫn tiệp, mưu cầu tiếng tăm. Cả hai hành xử khác biệt nhưng đều được hoàng đế sủng hạnh. Dị ở trong tỉnh hơn 10 năm, chưa từng bị khiển trách. Tư nông khanh [[Phó Kỳ]] từng nói với địDị rằng: “Nay thánh thượng gởi gắm chánh sự cho anh, sao việc gì cũng nghe lời chỉ ý nưhnhư vậy!? Đôi khi phải nói gì khác biệt chứ!” Dị nói: “Lời nói đúng thì tôi không thể can ngăn. Bây giờ thiên tử thánh minh, tôi còn có thể làm gì trái ý bề trên kia chứ!?” <ref name="N" />
 
Dị nắm giữ đại quyền hơn 30 năm, giỏi dò xét nội tâm của hoàng đế, hay a dua để làm theo ý chỉ, nên đặc biệt được sủng tín. Quan chức của Dị từ Viên ngoại thường thị cho đến Thị trung, cả bốn quan vị đều được ban Nhị điêu {{efn|Nhị điêu (珥貂) tức cài, cắm (nhị) đuôi con điêu (điêu vĩ) trên mũ. Theo [[Thiều Chửu]], điêu là một loài chuột to như con rái cá, đuôi to lông rậm dài hơn một tấc, sắc vàng và đen, sinh ở xứ rét, da nó làm áo mặc rất ấm, nên rất quý báu. Lối phục sức nhà Hán, mũ của quan Thị trung, Thường thị đều cắm đuôi con điêu, đúc con ve vàng đeo vào cho đẹp, vì thế gọi các kẻ quyền quý là Nhị điêu, hoạn quan gọi là Điêu đang (貂璫)}}; từ Hữu vệ soái đến Trung lĩnh quân, cả bốn chức vụ đều đứng đầu đội ngũ nghi vệ, là chuyện chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc.<ref name="L" /><ref name="N" />