Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhân quyền tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Miền Bắc: việc tồn tại 3 đảng kéo dài tới thập niên 80 cơ mà
Dòng 49:
Cải tạo kinh tế giai đoạn này cũng đã đem lại cho miền Bắc những thành quả nhất định như trong vòng 3 năm (1955 -1957) giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng gấp 6,4 lần, từ 34,1 triệu đồng lên 219 triệu đồng, giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp - thủ công nghiệp miền Bắc tăng 269%, từ 310 triệu đồng lên 834 triệu đồng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng ngày càng vượt trội trong giá trị sản lượng khu vực công nghiệp hiện đại (từ 41,7% lên 66,6%), góp phần đưa tỉ lệ công nghiệp hiện đại trong nền kinh tế từ 1,5% lên 9,5% (năm 1939 tỷ lệ này là 10%). Nhờ duy trì tốc độ phát triển cao (trên 50% hàng năm) trong thời kỳ 1958-1960, vào năm 1960, công nghiệp quốc doanh đạt giá trị sản lượng 840 tr. đồng, bằng 383% giá trị sản lượng năm 1957 và gấp 25 lần giá trị sản lượng năm 1955.<ref>http://www.moit.gov.vn/web/guest/co-cau-to-chuc?p_p_id=ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=1&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_lichSuId=4&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_mvcPath=%2Fhtml%2Fshow%2FviewDetailLichSuPhatTrien.jsp&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_urlTab=%2Fco-cau-to-chuc%3Fp_p_id%3DECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_id%3Dcolumn-1%26p_p_col_count%3D1%26_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_lichSuId%3D8%26_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_mvcPath%3D%252Fhtml%252Fshow%252FviewDetailLichSuPhatTrien.jsp</ref>
 
Theo tài liệu của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]], tháng 11 năm 1953, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 quyết định tiến hành việc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm [[1953]] tới [[1957]], 810.000 [[hecta]] ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được phân chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc, giải quyết được tình trạng nhiều nông dân không có đất canh tác. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn, đã có rất nhiều người bị xử lý oan. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy là địa chủ trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%<ref>Phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, Tạp chí Xưa&Nay, Hà Nội, số 297, 2007, trang 10 - 15</ref> Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này, như đã được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại [[Mặt trận Tổ quốc Việt Nam]] của giáo sư, luật sư [[Nguyễn Mạnh Tường (luật sư)|Nguyễn Mạnh Tường]],<ref name="manhtuong">Luật sư Nguyễn Mạnh Tường — [http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4412&rb=0505 Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo], diễn văn đọc trước phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 1956.</ref> đã làm Đảng Lao động Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân. Trong cuộc cải cách ruộng đất có nhiều sai lầm và khuyết điểm (như tuyên bố của Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam). Một số luật sư như [[Nguyễn Mạnh Tường (luật sư)|Nguyễn Mạnh Tường]] đã công khai phê bình những sai lầm trong các bài phát biểu trước quốc hội. Sau đó, chính quyền [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] công khai xin lỗi và lên kế hoạch sửa sai, bồi thường cho người bị oan.<ref>{{chú thích web | url = http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ke-hoach-sua-chua-sai-lam-cai-cach-ruong-dat/53946/noi-dung.aspx | tiêu đề = Kế hoạch sửa chữa sai lầm cải cách ruộng đất | author = | ngày = | ngày truy cập = 13 tháng 8 năm 2016 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Nguyên nhân xuất phát từ việc Việt Nam mới từ một nước chuyển đổi từ thể chế quân chủ lậpchuyên hiếnchế của chủ nghĩa phong kiến sang thể chế cộng hòa, tâm lý và nhận thức về các quyền con người bị ảnh hưởng nặng bởi các quan điểm phong kiến lạc hậu dẫn đến việc người dân và cán bộ có những nhận thức sai lầm trong thực hiện cải tạo kinh tế và cải cách ruộng đất.
 
Trong giai đoạn này, về mặt chính trị, tại miền Bắc tồn tại ba đảng phái bao gồm [[Đảng Dân chủ Việt Nam]], [[Đảng Xã hội Việt Nam]] và Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tập hợp quân chúng nhân dân thông qua [[Mặt trận Tổ quốc Việt Nam]]. Trước đó, các nhóm chính trị đối lập và thân Pháp đã tự nguyện di cư vào miền Nam cùng với Quân đội Liên hiệp Pháp. Theo Đảng Lao động Việt Nam, sự di cư của các nhóm thân Pháp và đối lập vào miền Nam là để củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm và tạo đối trọng với lực lượng Việt Minh tại miền Nam (Hiệp định Geneva quy định tập kết chính trị tại chỗ nên lực lượng Việt Minh tại miền Nam không bị buộc phải di cư ra Bắc cùng Quân đội nhân dân Việt Nam).<ref>http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/books-110520159074046/index-0105201590545469.html</ref>. [[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm]] là một phong trào văn nghệ của giới trí thức miền Bắc thu hút nhiều văn nghệ sĩ, trí thức. Phong trào này xuất bản báo Nhân văn ra được 5 số và tạp chí Giai phẩm ra được 4 số rồi bị đình bản. Báo Nhân văn số 6 có bài kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình. Song Đảng viên, công nhân nhà in Xuân Thu (nơi in báo Nhân văn) đã phát hiện ra và kịp thời kiến nghị với chính quyền để xử lý. Ngày 15-12-1956, Ủy ban Hành chính Thành phố đã ra quyết định đình bản và cấm lưu hành báo Nhân văn.<ref>Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư,..., Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007. Trang 144, 145: Giữa lúc nhân dân ta đang ra sức khôi phục kinh tế ở miền Bắc và đấu tranh chống lại sự khủng bố đàn áp điên cuồng của Mỹ Diệm ở miền Nam thì ở các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu cũng diễn ra các cuộc đấu tranh chính trị gay gắt... Những vụ lộn xộn ở Poznań (Ba Lan), Budapest (Hungary) đã xảy ra. Bầu không khí căng thẳng trên thế giới đã có tác động đến Việt Nam. Còn ở miền Bắc nước ta, Đảng và Chính phủ phải phạm phải những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Tình hình đó đã gây tác động đến tư tưởng quần chúng, nhất là tầng lớp tư sản, tiểu tư sản và trí thức. Lợi dụng tình hình này, bọn tình báo nước ngoài được cài lại ở miền Bắc tìm cách móc nối với phản động bên trong, cùng với bọn này lôi kéo một số người bất mãn trong giới trí thức và văn nghệ sĩ để chống lại sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền nhân dân... Trong bối cảnh đó, báo "Nhân văn", tập san "Giai phẩm" và "Đất mới" lần lượt ra đời ở Hà Nội. Khuynh hướng chính trị của "Nhân Văn-Giai Phẩm" đi từ phê phán những sai lầm thiếu sót của Đảng và Chính phủ trong việc thực hiện cải cách ruộng đất, tổ chức quản lý kinh tế, an ninh chính trị, về quyền tự do dân chủ, về văn hóa văn nghệ, đến phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa văn nghệ, quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng về Chính trị, về Nhà nước... Đến cuối năm 1956, vài người cầm đầu "Nhân Văn-Giai Phẩm" đã bộc lộ khuynh hướng chống Đảng, chống chế độ ngày càng công khai. Báo Nhân văn số 6 có bài kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình. Song Đảng viên, công nhân nhà in Xuân Thu (nơi in báo Nhân văn) đã phát hiện ra và kịp thời kiến nghị với chính quyền để xử lý. Ngày 15-12-1956, Ủy ban Hành chính Thành phố đã ra quyết định đình bản và cấm lưu hành báo Nhân văn. Qua đấu tranh, một số người trong nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm" đã tự kiểm điểm, tự phê bình và nhận những sai lầm của họ. Đảng còn giúp đỡ họ tiếp tục rèn luyện tư tưởng và chính trị. Một số bị xử lý hành chính do những sai phạm, còn số ít hoạt động phạm pháp thì bị xử lý bằng pháp luật. Chấm dứt hoạt động của "Nhân Văn-Giai Phẩm".</ref> Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem đây là phong trào chống chính quyền của một nhóm trí thức do bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo Chính trị và Nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam. Nữ sĩ [[Thụy An]] bị kết án tội là hoạt động gián điệp, cùng với đó là bài báo công kích "mụ phù thủy hiện nguyên hình rắn độc", bị kết án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang trong phiên tòa ngày 21/1/1960 tại Hà Nội. Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia [[Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm]] phải tham gia các khóa học tập về tư tưởng [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]]. Một số bị treo bút một thời gian dài: [[Lê Đạt]], [[Trần Dần]], số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp [[Nguyễn Hữu Đang]]. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm". Sau sự kiện Nhân văn - Giai phẩm, các nhà xuất bản, tòa soạn báo tư nhân lần lượt bị đóng cửa.