Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhân quyền tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎2019: thêm thông tin từ phía Việt Nam
Dòng 814:
*Trường hợp của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang – người bị bắt giữ và thẩm vấn nhiều lần trong năm qua, trong đó có một lần cô bị đưa đi từ nhà riêng đến Cục điều tra An ninh thuộc Bộ Công an để thẩm vấn hàng giờ về cuốn sách "Chính trị Bình dân" mà cô viết. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ không đưa ra được hình ảnh hoặc các thông tin có tính xác thực về việc bắt giữ. Phía Việt Nam đã đưa ra những bằng chứng về tính sai sự thật, vu cáo trong thông tin do Phạm Đoan Trang cung cấp.<ref>https://nhanvanviet.com/quoc-hoi-khoa-xiv/su-xuyen-tac-lo-bich-cua-pham-doan-trang/</ref>
*Trường hợp của bà Trần Thị Nga kể lại rằng bà bị một bạn tù ở trại giam Gia Trung ‘đánh đập tàn nhẫn’ cũng được nêu như một dẫn chứng. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ không cung cấp được bằng chứng có tính xác thực. Phía Việt Nam cho rằng thông tin Trần Thị Nga bị đánh đập là hoàn toàn sai lầm. Hồ sơ y tế của Trần Thị Nga có xác minh của các tổ chức nhân quyền cho thấy sức khỏe ổn định, không có dấu hiệu bị xâm phạm thân thể,<ref>http://www.phunutanbinh.com/news/DINH-HUONG-NHAN-THUC-VE-TU-TUONG-CHINH-TRI/VU-TRAN-THI-NGA-AN-XA-QUOC-TE-LAI-NOI-LAO-500/</ref>
**Các thành viên Hội Anh em Dân chủ, bao gồm các ông Nguyễn Trung Trực, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà hoạt động tự do tôn giáo Nguyễn Bắc Truyền và nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình đều nhận được những bản án nặng nề. Tuy nhiên, các bằng chứng trước tòa cho thấy những người này phạm tội âm mưu khủng bố, gây rối, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.<ref>http://vnews.gov.vn/xet-xu-6-bi-cao-ve-toi-hoat-dong-nham-lat-do-chinh-quyen-nhan-dan</ref>
*Luật An ninh mạng với những điều khoản mơ hồ như ‘xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, phá hoại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng’ và vụ bắt giữ blogger Lê Anh Hùng về tội "lạm dụng các quyền tự do dân chủ để chỉ trích các lãnh đạo trên mạng". Phía Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ đã có những đánh giá thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai sự thật về luật an ninh mạng của Việt Nam. Luật An ninh mạng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về quyền con người theo các quy định của Liên Hiệp quốc. Việc ngăn chặn các thông tin sai sự thật, lừa đảo, tổ chức hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác, vi phạm pháp luật là cần thiết. <ref>https://dantri.com.vn/dien-dan/nhan-dien-va-dap-tan-nhung-luan-dieu-xuyen-tac-luat-an-ninh-mang--2018070516374459.htm</ref><ref>http://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Canh-giac-truoc-nhung-luan-dieu-xuyen-tac-ve-Luat-An-ninh-mang-522093/</ref><ref>http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/bac-bo-luan-dieu-sai-trai-ve-luat-an-ninh-mang-231615.html</ref>
*Chính quyền Việt Nam thường dùng cách chuyển các tù nhân chính trị đi rất xa quê nhà của họ khiến cho thân nhân của họ khó khăn thăm viếng và thường xuyên bị chuyển trại mà không thông báo cho gia đình. Điển hình là trường hợp của tù nhân Trương Minh Đức từ Thành phố Hồ Chí Minh bị chuyển đến Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, các công ước quốc tế không quy định về khoảng cách tối đa giữa trại giam và gia đình.
*Chính quyền Việt Nam đã hạn chế việc đi lại của các cựu tù nhân chính trị như bà Bùi Thị Minh Hằng và ông Đinh Nhật Uy và của các nhà hoạt động, lãnh đạo tôn giáo nổi bật như Nguyễn Đan Quế, Phạm Chí Dũng, Phạm Bá Hải, Nguyễn Hồng Quang, Thích Không Tánh, Lê Công Cầu và Dương Thị Tân. Phía Việt Nam cho biết, những người này vẫn đang trong thời gian quản chế, thi hành án của Tòa án nên việc hạn chế đi lại là phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.
*Một số nhà hoạt động còn bị cấm ra nước ngoài như Bùi Minh Quốc, Đinh Hữu Thoại, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Đoan Trang, Lê Hồng Quang và Lê Công Định. Những người này bị tịch thu hộ chiếu với những cáo buộc mơ hồ hay không được cấp hộ chiếu mà không có lời giải thích rõ ràng<ref>[https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-ngo%E1%BA%A1i-giao-m%E1%BB%B9-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-vi%E1%BB%87t-nam-n%C4%83m-2018-v%E1%BA%ABn-t%E1%BB%87-h%E1%BA%A1i/4828002.html Bộ Ngoại giao Mỹ: nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại]</ref>.