Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Quang Khải”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
'''Trần Quang Khải''' ([[chữ Hán]]: 陳光啓; [[tháng 10]] âm lịch năm [[1241]] – [[26 tháng 7]] dương lịch năm [[1294]]), hay '''Chiêu Minh Đại vương''' (昭明大王), là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia [[Đại Việt]] thời [[nhà Trần|Trần]]. Ông làm đến chức [[Tể tướng]] đời [[Trần Thánh Tông]], [[Trần Nhân Tông]] và [[Trần Anh Tông]], coi cả mọi việc trong nước.
 
Trong [[Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2|kháng chiến]] chống [[đế quốc Mông Cổ|Nguyên-Mông]] (1285), Hoàng đế Trần Nhân Tông phong ông chức [[Thượng tướng]] [[Thái sư]]; ông giữ vai trò nổi bật trong trận phòng thủ [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]] và trận đánh tan quân Nguyên tại [[Chương Dương Độđộ]]. Ông được Trần Thánh Tông khen là người bề tôi trung hiếu hiếm có;{{sfn|Nhiều tác giả|1999|pp=399-416.}} ngoài ra, sách ''[[Lịch triều hiến chương loại chí]]'' của [[Phan Huy Chú]] ghi nhận: ''"Công lao thu phục được nước, ông đứng thứ nhất"''. Ông còn là người học rộng, giỏi thơ phú, có làm ''[[Lạc Đạo tập]]'' lưu lại ở đời{{sfn|Phan Huy Chú|2007a|p=263}}.
 
==Thân thế==
Dòng 86:
Trần Quang Khải vào đến [[Nghệ An]], chia quân phòng giữ. Thấy thế giặc quá mạnh, ông cho lui quân ra mặt biển và giữ các nơi hiểm yếu <ref>[[Trần Trọng Kim]], ''"Việt Nam Sử Lược"'', Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo-dục, Sàigòn, 1971 trang 144</ref>. Quân của Toa Đô đánh mãi không được, cạn lương, bèn cùng với Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền trở ra Bắc. Trần Quang Khải hay tin cho người về Thanh Hóa cấp báo. Vua Nhân Tông cho Chiêu Văn Vương [[Trần Nhật Duật]] cùng [[Trần Quốc Toản]] và [[Nguyễn Khoái]] đem 5 vạn quân ra đón đánh tại [[Hàm Tử|Hàm Tử Quan]] thuộc huyện [[Đông An]], tỉnh [[Hưng Yên]]. Quân Nguyên thua to chết hại rất nhiều.<ref>[[Trần Trọng Kim]], ''"Việt Nam Sử Lược"'', Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo-dục, Sàigòn, 1971 trang 145-146</ref>
 
=== [[Trận Chương Dương Độđộ]] ===
Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại [[Thăng Long]], còn chiến thuyền thì đóng ở bến [[Chương Dương]], thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng [[Trần Quốc Toản]] và [[Phạm Ngũ Lão]] đem quân từ [[Thanh Hóa]] đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân Nguyên địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy. Trần Quang Khải đem quân lên bờ đuổi đánh về đến chân thành Thăng Long, nhưng ông lập mưu cho phục binh đóng sẵn ngoài thành.