Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trao đổi chất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Xoa
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
{{1000 bài cơ bản}}
{{Thanh bên Hóa sinh}}
'''Trao đổi chất''' hay '''chuyển hóa''' hay '''biến dưỡng''' (''metabolism'' trong [[tiếng Anh]], lấy từ {{lang-el|μεταβολή}} ''metabolē'', "biến đổi") là tập hợp các biến đổi hóa học giúp duy trì sự sống trong các [[tế bào]] của [[sinh vật]]. Ba mục đích chính của quá trình trao đổi chất là chuyển đổi thức ăn/nhiên liệu thành năng lượng để sử dụng cho các quá trình của tế bào, biến đổi thức ăn/nhiên liệu thành các đơn vị để tạo nên [[protein]], [[lipid]], [[axit nucleic]] cùng một số [[carbohydrate]] và loại bỏ chất thải nitơ. Những phản ứng này được xúc tác bởi các [[enzym]] cho phép các sinh vật [[sinh trưởng]] và [[sinh sản]], duy trì cấu trúc bản thân và đáp ứng với môi trường xung quanh. Thuật ngữ "trao đổi chất" ​​cũng có thể dùng để chỉ ''tất cả'' các [[phản ứng hóa học]] xảy ra trong sinh vật sống, bao gồm [[tiêu hóa]] và vận chuyển các chất giữa các tế bào hoặc giữa tế bào với môi trường, trong trường hợp các phản ứng diễn ra trong tế bào thì được gọi là '''chuyển hóa trung gian''' hoặc '''trao đổi chất trung gian'''.
 
Trao đổi chất thường được chia thành hai loại chính: [[dị hóa]], quá trình "phá vỡ" các chất hữu cơ ví dụ như, phân giải [[glucose]] thành [[pyruvate]] trong [[Hô hấp tế bào|hô hấp tế bào;]] và [[đồng hóa]], quá trình "xây dựng" các thành phần của tế bào như [[protein]] và [[axit nucleic]]. Thông thường, dị hóa sẽ giải phóng [[năng lượng]] và đồng hóa thì tiêu tốn năng lượng.