Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngữ hệ Hán-Tạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xoa
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Xoa
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 4:
 
==Lịch sử==
Mối quan hệ ngôn ngữ học giữa tiếng Trung Quốc, tiếng Tạng, tiếng Myanmar được đề xuất lần đầu vào đầu thế kỷ XIX, và hiện được chấp nhận rộng rãi. Từ mối quan tâm ban đầu về những ngôn ngữ lớn với nền văn học lâu đời, ngữ hệ Hán-Tạng đã mở rộng ra bằng việc thêm vào những ngôn ngữ ít phổ biến hơn, một số trong đó chỉ gần đây mới trở thành, hoặc chưa bao giờ là, ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, việc phân loại ngôn ngữ học hệ Hán-Tạng lại ít tiến triển hơn so với [[ngữ hệ Ấn-Âu]] hay [[ngữ hệ Nam Á|Nam Á]]. Những khó khăn bao gồm sự đa dạng lớn về số lượng ngôn ngữ và việc thiếu tương tác, tài liệu, cũng như thông tin. Nhiều thứ tiếng nhỏ chỉ hiện diện các cộng đồng ở vùng núi khó tiếp cận, hoặc ở vùng biên giới nhạy cảm.{{sfnp|Handel|2008|pp=422, 434–436}}
=== Những nghiên cứu đầu tiên ===
Vào thế kỷ XVIII, nhiều học giả đã nhận thấy nét tương tự giữa tiếng Tạng và tiếng Myanmar, hai ngôn ngữ với nền văn học lớn.
Đầu thế kỷ XIX, [[Brian Houghton Hodgson]] và một số khác ghi nhận sự tương đồng giữa chúng với nhiều ngôn ngữ tại vùng cao đông bắc Ấn Độ, và Đông Nam Á.
Cái tên "Tạng-Miến" được đặt cho nhóm này vào năm 1856 bởi [[James Richardson Logan]]; 1858, ông cho thêm [[nhóm ngôn ngữ Karen|nhóm Karen]] vào.{{sfnp|Logan|1856|p=31}}{{sfnp|Logan|1858}}
Tập ba của tác phẩm ''[[Linguistic Survey of India]]'' có nội dung dành về các ngôn ngữ Tạng-Miến ở [[Ấn Độ thuộc Anh]].{{sfnp|Hale|1982|p=4}}
 
Các nghiên cứu về ngôn ngữ "Ấn-Trung" tại Đông Nam Á của Logan và một số khác cho thấy chúng gồm bốn nhóm: Tạng-Miến, [[Ngữ chi Thái|Thái]], [[Nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer|Môn–Khmer]][[Ngữ tộc Malay-Polynesia|Malay-Polynesia]].
[[Julius Klaproth]] vào năm 1823 nhận thấy rằng tiếng Miến, Tạng và Trung Quốc đều có chung hệ thống [[từ vựng]] cơ bản mà [[tiếng Thái]], [[tiếng Môn|Môn]], và [[tiếng Việt|Việt]] khá khác biệt.{{sfnp|van Driem|2001|p=334}}{{sfnp|Klaproth|1823|pp=346, 363–365}}
Ernst Kuhn lập ra một ngữ hệ gồm hai nhánh, Trung-Xiêm và Tạng-Miến.{{efn|{{harvtxt|Kuhn|1889}}, p. 189: "wir das Tibetisch-Barmanische einerseits, das Chinesisch-Siamesische anderseits als deutlich geschiedene und doch wieder verwandte Gruppen einer einheitlichen Sprachfamilie anzuerkennen haben." (also quoted in {{harvtxt|van Driem|2001}}, p. 264.)}}
[[August Conrady]] gọi nhóm này là Ấn-Trung trong phân loại năm 1896. [[Franz Nikolaus Finck]] năm 1909 xem nhóm Karen là nhánh thứ ba của hệ "Trung-Xiêm".{{sfnp|van Driem|2001|p=344}}
 
Jean Przyluski đặt ra thuật ngữ ''sino-tibétain'', và chọn nó làm tiêu đề cho một chương của ''Les langues du monde'' năm 1924.{{sfnp|Sapir|1925|p=373}}. Dịch ngữ "Sino-Tibetan" xuất hiện trong một ghi chú ngắn của Przyluski và [[Gordon Luce|Luce]] năm 1931.{{sfnp|Przyluski|Luce|1931}}
=== Nghiên cứu ngôn ngữ văn học ===
[[File:Manuscript from Shanghai Museum 1.jpg|thumb|right|upright|Chữ Trung Quốc cổ viết trên thanh tre.]]
[[Tiếng Trung Quốc thượng cổ]] chắc chắn là ngôn ngữ Hán-Tạng cổ nhất được ghi nhận, với những bản khắc có niên đại từ 1200 [[TCN]] và nền văn học đồ sộ. Tuy hệ chữ Trung Quốc không phải bảng chữ cái, nhưng các học giả vẫn tìm cách phục dựng hệ thống [[âm vị học tiếng Trung Quốc thượng cổ]] bằng cách so sánh những mô tả về cách phát âm trong những từ điển [[tiếng Trung Quốc trung đại]], những yếu tố âm thanh trong [[chữ Hán]] và cách gieo vần trong những bài thơ cổ. Tác phẩm phục dựng hoàn chỉnh đầu tiên là ''[[Grammata Serica Recensa]]'' của [[Bernard Karlgren]].
 
[[File:Turfan fragment tibt.jpg|thumb|left|Văn bản [[tiếng Tạng cổ]] được tìm thấy tại [[Turfan]].]]
[[Nhóm ngôn ngữ Tạng|Tiếng Tạng]] có nền văn học viết lớn nhờ sự sáng tạo chữ viết tại vương quốc [[Thổ Phồn]] vào thế kỷ thứ VII. Những ghi nhận cổ nhất về [[tiếng Myanmar]] (như [[bản chữ khắc Myazedi]] thế kỷ XII) có phần hạn chế hơn, nhưng nền văn học tiếng Miến sau đó đã phát triển nhanh chóng. Hai hệ chữ viết của hai ngôn ngữ này đều xuất từ hệ [[chữ Brahmi]] của Ấn Độ cổ đại.
 
==Phân loại==