Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Duệ Thân vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: thứ 5 của → thứ năm của, 3 con → ba con using AWB
Dòng 3:
 
== Khái quát ==
Thủy tổ của Duệ vương phủ là Duệ Trung Thân vương [[Đa Nhĩ Cổn]] - con trai thứ 14 của Thanh Thái Tổ [[Nỗ Nhĩ Cáp Xích]]. Thời [[Thuận Trị]], ông trở thành Nhiếp chính vương, quyền khuynh thiên hạ. Năm thứ 7 ([[1650]]), Đa Nhĩ Cổn qua đời, truy thụy như một [[Hoàng đế]], song sang năm sau ([[1651]]) thì bị Trịnh Thân vương [[Tế Nhĩ Cáp Lãng]] và phe cánh dâng tấu hạch tội, Đa Nhĩ Cổn và người thừa kế là [[Đa Nhĩ Bác]] đều bị tước đi phong hiệu.
 
Khi còn là Duệ Thân vương, Đa Nhĩ Cổn tự mình lãnh hai Bạch kỳ trong [[Bát kỳ]], có được kỳ quyền thậm chí ngang với Hoàng đế. Nhưng từ khi bị truy đoạt thụy miếu nhị hiệu, cách tước quy tông, một chi Duệ vương phủ đoạn tuyệt, rồi lại ở thời [[Càn Long]] thiết lập như cũ, cho hậu duệ Đa Nhĩ Bác thừa tước thế tập. Vào lúc đó, Duệ vương phủ tiến hành thừa tước còn muộn hơn Di vương phủ (hậu duệ [[Dận Tường]]), nên kỳ quyền đã bị giảm rất nhiều, song do Đa Nhĩ Cổn là phái huân công tông thất hiển hách nhất Thanh sơ, nên địa vị một chi Duệ vương phủ vẫn rất cao, chỉ sau Lễ vương phủ của Đại Thiện, do đó có tên gọi [''"Chư vương thứ tịch"''; 諸王次席].
 
Vì bản thân Đa Nhĩ Cổn không con, thừa kế là con trai thứ 5năm của em út Dự Thông Thân vương [[Đa Đạc]], tức Đa Nhĩ Bác. Sau khi Đa Nhĩ Cổn bị thanh toán, Đa Nhĩ Bác bị lệnh đoạt tước, cưỡng chế quy tông, trở thành một chi tiểu tông của Dự vương phủ, lấy Công tước truyền đời. Thời Càn Long, [[Thanh Cao Tông]] sửa lại án xử Đa Nhĩ Cổn, tiếp tục ra chỉ Đa Nhĩ Bác cùng hậu duệ làm thừa tự cho Đa Nhĩ Cổn, cho nên chi hệ Đa Nhĩ Bác lại một lần nữa chuyển qua Duệ vương phủ. Đa Nhĩ Bác có 3ba con, con cả và con út đều chết sớm, con thứ [[Tô Nhĩ Phát]] tiếp tục duy trì đại tông. Tô Nhĩ Phát có 12 đứa con, đa phần chết sớm hoặc tuyệt tự, chỉ có con cả [[Tắc Cần]] nối dõi một chi đại tông, còn có con út [[Tích Phúc]] biên thành một nhánh tiểu tông.
 
== Kỳ tịch ==
Kỳ tịch của hệ Duệ vương phủ có rất nhiều lần thay đổi, từ Thanh sơ đã nhiều biến động. Nỗ Nhĩ Cáp Xích trước khi lâm chung, chia một nửa Tương Hoàng kỳ cho Đích ấu tử Đa Đạc, còn Chính Hoàng kỳ dành trọn cho [[A Tế Cách]] cùng Đa Nhĩ Cổn. Lúc này, Đa Nhĩ Cổn là Tiểu kỳ chủ của Chính Hoàng kỳ. Tới rồi [[Hoàng Thái Cực]] lập Đại Thanh, Bát kỳ một lần nữa xáo trộn, Hoàng kỳ và Bạch kỳ trao đổi kỳ sắc, anh em Đa Nhĩ Cổn bị đổi hết thành hai Bạch kỳ, trong đó Đa Nhĩ Cổn kỳ phân sửa thành Tương Bạch kỳ, tiếp tục là Tiểu kỳ chủ do anh trai A Tế Cách cũng được phân vào đây. Sau đó, A Tế Cách bị hạch tội mà giảm đi kỳ phân, Đa Nhĩ Cổn liền trở thành Đại kỳ chủ của Tương Bạch kỳ.
 
Đến khi Hoàng Thái Cực chết đi, Đa Nhĩ Cổn cùng Đa Đạc đổi kỳ, chính mình độc chiếm Chính Bạch kỳ. Năm Thuận Trị thứ 5 ([[1648]]), Đa Đạc và [[Hào Cách]] đều qua đời, Đa Nhĩ Cổn diễn một màn đổi kỳ, đem Chính Lam kỳ của Hào Cách quy vào của mình, sau đó lại tiếp tục lấy Chính Lam kỳ đổi lấy Tương Bạch kỳ của Đa Đạc. Kết quả, Dự vương phủ một chi của Đa Đạc đổi kỳ tịch thành Chính Lam kỳ, còn Đa Nhĩ Cổn tự mình độc chiếm hai Bạch kỳ. Sang năm thứ 8, Đa Nhĩ Cổn bị cách tước truy đoạt, Chính Bạch kỳ của ông ta bị quy về Hoàng đế sở hữu, cùng hai Hoàng kỳ đã tạo nên [''"Thượng tam kỳ"''], còn Tương Bạch kỳ quy về cho hậu duệ Túc vương phủ của Hào Cách. Mà Đa Nhĩ Bác vốn là người của Dự vương phủ, sớm đã có kỳ tịch Chính Lam kỳ, do vậy kỳ tịch từ đó của Duệ vương phủ là Chính Lam kỳ, là [''"Chính Lam kỳ đệ tam tộc"''; 正藍旗第三族].