Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 251:
Về kỵ binh, theo thống kê năm 979, nhà Tống có tất cả 170.000 con ngựa, chưa tính 42.000 con cướp được của nước Bắc Hán. Do 16 châu Yên Vân, vốn vùng thảo nguyên cung cấp ngựa, đã mất gần hết vào tay nước Liêu nên nhà Tống chuyển sang mua ngựa từ các nước Đại Lý, La Điện, Đặc Ma, Tạ Phiên, La Khổng, Đằng Phiên. Triều đình có “kỳ ký viện” chuyên phụ trách chọn giống ngựa tốt dùng làm ngựa chiến, giao cho các “mục trường” phụ trách chăn nuôi và huấn luyện.
 
Tuy vậy, quân đội nhà Tống bị đánh giá là yếu so với các triều đại lớn khác trong lịch sửu Trung Quốc. Không chỉ thất bại trong chiến lược thu phục 16 châu Yên Vân, nhà Bắc Tống còn liên tục thất thế trong các cuộc chiến tranh với bên ngoài, phải dâng tiền cấp dưỡng cho Liêu, Hạ trong suốt một thời gian dài, về sau thì bị mất lãnh thổ phía Bắc và tay [[nhà Kim]], cuối cùng thì mất nước vào tay Mông Cổ. Đó là bởi những nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan như:
*Quốc sách của nhà Tống bị đời sau đánh giá là ''“thủ nội hư ngoại”'' (quá chú trọng vào việc nội bộ khiến đất nước mất đi ưu thế với bên ngoài). Vấn đề thứ nhất là nạn “nhũng binh”: khi đất nước gặp phải thiên tai, các Hoàng đế Tống triều thường chiêu mộ thêm một lượng lớn binh sĩ, cấp lương bổng cho họ để làm yên lòng dân. Dưới thời [[Tống Thái Tổ]], quân đội toàn quốc có 37,8 vạn người. Con số này đã tăng lên tới gần 66,6 vạn người vào thời [[Tống Thái Tông]]. Đến thời [[Tống Chân Tông]], quân số đã tăng lên 91,2 vạn và chính thức đạt tới 125,9 vạn dưới thời [[Tống Nhân Tông]]. Từ đó về sau, số lượng binh sĩ của nhà Tống thường duy trì ở mức 110 vạn quân. Quân số quá lớn trở thành gánh nặng lớn đối với tài chính quốc gia. Một học sĩ thời đại này từng đánh giá: ''“Mười phần (ngân sách quân sự) thì có tới chín phần cung ứng cho quân đội, vậy mà vẫn không đủ vì số lượng binh lính quá nhiều.”''
* Nhà Tống có chính sách ''“chuộng văn không chuộng võ”''. Tống triều có lệ trọng dụng quan văn, việc cầm quân đôi khi còn được giao cho quan văn. Cũng theo đó, địa vị của võ tướng trong triều tương đối thấp, bị tập đoàn quan văn coi thường. Do vậy, ít có người đủ tài năng đi theo nghiệp võ, tướng soái vô năng khiến cho quân đội tuy đông nhưng sức chiến đấu lại kém.
* Hậu Tấn Cao Tổ [[Thạch Kính Đường]] đã đem tặng mười sáu châu [[Yên Vân]] cho nước Liêu của người Khiết Đan. Khu vực này từ thời [[Hán triều|Hán]], [[Đường Triều|Đường]] đã là nơi chuyên cung cấp chiến mã và [[kỵ binh]], một lực lượng có sức mạnh cơ động, đột kích vượt trội trong thời trung cổ. Kết quả là đến thời nhà Tống thì Trung Quốc bị thiếu kị binh, chủ yếu chỉ dựa vào bộ binh nên lúc nào cũng ở vào thế bị động phòng thủ trước các cuộc tấn công của kị binh các nước Liêu, Hạ, nếu quân Tống rời khỏi thành trì để giao chiến hay truy kích quân địch thì rất dễ thất bại. Suốt đời [[Tống Thái Tổ]] luôn muốn khôi phục 16 châu Yên Vân, tuy nhiên các lần bắc phạt của ông đều thất bại do thiếu 1 đội kỵ binh đủ ngăn được sự tiếp viện của quân Liêu. Tình trạng quân đội yếu ớt về kỵ binh, thiếu sức cơ động đã kéo dài suốt thời Nhà Tống.
 
==Ngoại giao==