Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 660:
[[Nguyễn Đình Đắc]] là một nhân vật khá đặc biệt của lịch sử thời phong kiến. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, của một dòng họ công thần, trên một vùng quê địa linh nhân kiệt. Thủy tổ ông là Nguyễn Xí - Đại thần suốt bốn triều thời Hậu Lê, người được vinh danh “Hai lần khai quốc” như câu đối vua Lê Thánh Tông đã ban tặng: “Bình Ngô khai quốc/ Tịnh nạn trung hưng”. Tiếp đó, các bậc chư tổ của ông có nhiều người là đại thần, tướng lĩnh, quan lại... trong các triều vua Lê. Ông thừa hưởng tư tưởng “Trung quân ái quốc” của tiên tổ và các bậc tiền nhân. Với truyền thống của dòng họ Nguyễn Công thần là trung thành với nhà Lê. Trong thời kỳ khủng hoảng chính trị xã hội đương thời, ông cố tìm cho mình một minh chủ để thực hiện khát vọng phục hưng nhà Lê. Và ông đã dấn thân vào cuộc nội chiến giữa các thế lực Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn với biết bao trận mạc, biến cố. Theo dòng thời gian và sự kiện, ông khi ở bên này khi ở bên kia, nhưng dẫu ở bên nào, thì ông cũng đều là một người giỏi cầm quân. Qua các trận chiến, ông đều tỏ ra là một vị tướng trí, dũng song toàn. Điều đặc biệt là, dẫu đầu quân chiến đấu dưới ngọn cờ nào, thì chí hướng nhất quán, xuyên suốt, dựa trên nền tảng tư tưởng “dĩ bất biến” của ông vẫn là phò Lê. Khi thấy chúa Trịnh lộng hành lấn lướt vua Lê, ông đã chạy vào phía Nam để tìm minh chủ và lực lượng để diệt Trịnh, phò Lê. Nhưng khi vào Nam tham gia đội quân của Triều Tây Sơn, ông sớm nhận ra chí hướng anh em Nguyễn Nhạc không có ý định phò Lê. Trong khi đó, với tầm nhìn của mình, ông những tưởng chúa Nguyễn Ánh là hậu duệ của Nguyễn Kim - một cựu thần của nhà Lê - chắc có lý tưởng phò Lê, thì ông đã đầu quân và 20 năm ròng rã hết lòng xông pha chiến đấu lập nên bao công trạng. Phải chăng, những sự kiện thay đổi bước ngoặt trong cuộc đời ông là cái “ứng vạn biến”. Trong những năm tháng tham gia trận mạc, ông hằng ấp ủ rằng, sau khi thời cuộc được bình định, giang sơn thu về một mối, chúa Nguyễn sẽ phục hưng nhà Lê. Nhưng rồi, thế cuộc không diễn ra như ông mong muốn. Đến ngày thắng lợi hoàn toàn, tháng 5-1802, khi ra Bắc mới tới địa đầu trấn Nghệ An - còn cách Thăng Long hơn 300 cây số - chúa Nguyễn Ánh đã xưng ngôi Hoàng đế Gia Long, không đếm xỉa gì đến việc lập lại con cháu nhà Lê. Nhận rõ sự thật bất khả kháng đó, giấc mộng phò Lê trong ông đã tan thành mây khói. Lòng ông trĩu nặng một nỗi buồn nhân thái - nỗi buồn của người thất cơ, lỡ vận, không thực hiện được chí hướng. Sau đó, ông không còn màng đến thế sự, xin được trở về sống nốt phần đời còn lại nơi quê cha đất tổ. Nhưng rồi thế sự cũng không buông tha ông. Ông bị vua Gia Long nghi ngờ, không tin dùng nữa. Từ xưa đến nay, trong dân gian ở vùng quê ông về cái chết của ông là một dư luận tồn nghi lịch sử: '''Vua Gia Long đã dùng thuốc độc sát hại ông'''. Những nghi thức tổ chức điếu phúng linh đình, rực rỡ chẳng qua để xoa dịu cho một việc làm mờ ám mà thôi.
 
Cuộc đời Phó Tướng Nguyễn Đình Đắc để lại dấu ấn bi tráng. Ở cấp độ và tính chất khác hơn, nhưng có thể Nguyễn Đình Đắc cũng không tránh khỏi kết cục bi kịch của những khai quốc công thần triều nhà Nguyễn như: [[Nguyễn Văn Thành]], [[Lê Văn Duyệt]], [[Đặng Trần Thường]],… Âu đó cũng là một vấn đề có tính qui luật của lịch sử thời phong kiến.
 
==Qua đời==