Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kèn bầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 66:
 
Kèn bầu Taepyeongso còn có tên gọi là Hojeok (Hồ địch) vì được du nhập vào Hàn Quốc từ Mông Cổ. Cây kèn này còn được gọi là “Soenap” theo kiểu phát âm của Hàn Quốc, là “Surna” ở vùng Trung Á, là “Shanai” ở vùng Bắc Ấn, và là “Xô-na” ở Trung Quốc. Có khi, Taepyeongso còn được gọi là “Nallari” theo âm sắc đặc trưng của nó. Truyền rằng kèn bầu Taepyeongso vốn là nhạc khí được chế tác ở vùng Tây Á và được du nhập vào Hàn Quốc từ Mông Cổ vào cuối triều đại Goryeo theo con đường tơ lụa.
 
===Toả nột (Trung Quốc)===
Kèn toả nột âm sắc sáng, âm lượng khá lớn, phía trên có lỗ âm, khống chế cao độ của âm bằng cách ấn các ngón tay trái và tay phải. Đầu trên của nó có lắp một cái ống đồng giống với cái còi, đầu dưới gắn một vành loa làm bằng đồng, kèn toả nột diễn tấu bằng cách dùng môi khống chế còi để điều chỉnh sự thay đổi về âm lượng, cao độ của âm và âm sắc, và vận dụng các kỹ thuật, cho nên có thể khống chế được âm chuẩn khá là khó, nhưng đồng thời âm sắc âm lượng của nó khá lớn, do vậy kèn toả nột là một loại nhạc cụ có tính biểu cảm rất lớn. Một nghệ sỹ diễn tấu kèn toả nột giỏi cần phải có khả năng điều chỉnh còi rất tốt. Kèn toả nột thường được dùng diễn tấu trong các vở [[ kinh kịch]], dân ca Trung Quốc ở một số nơi và được dùng rộng rãi trong các hoạt động ngoài trời trong dân gian, như hiếu hỷ chúc tụng, lễ hội và tang ma. Ngày nay, kèn toả nột cũng được dùng trong nhạc thính phòng.
<ref>{{chú thích web|url=https://youtube.com/watch?v=PEtMYfP7ScM|title=Bản giao hưởng Santorini của Yanni được biểu diễn bởi dàn hợp xướng nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc ở Nam Dương}}</ref>.
 
== Cấu tạo ==