Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tạm ước Việt – Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 6:
Từ ngày [[19 tháng 4]] đến ngày [[11 tháng 5]] năm 1946 tại [[Đà Lạt]], chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã tổ chức một [[Hội nghị Đà Lạt 1946|hội nghị trù bị]], gặp gỡ giữa 2 phái đoàn Việt và Pháp để chuẩn bị cho [[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]] chính thức khai mạc vào tháng 7 năm 1946.
 
Ngày [[31 tháng 5]] năm [[1946]], phái đoàn chính phủ do [[Phạm Văn Đồng]] dẫn đầu khởi hành sang Pháp tham dự [[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]]. Cùng đi với đoàn có [[Chủ tịch]] [[Hồ Chí Minh]], cũng lên đường sang Pháp tiếp xúc với chính giới Pháp và cộng đồng người Việt tại Pháp, sau khi nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Pháp. Trên đường sang Pháp, đoàn dừng chân tại các nước [[Myanmar|Miến Điện]] (31-5), [[Ấn Độ]] (từ ngày 1 đến ngày 5-6), [[Iraq|Irắc]] (6-6), [[Ai Cập]] (từ ngày 7 đến ngày 10-6), [[Algérie|Angiêri]] (11-6). Vì Chính phủ mới của [[Pháp]] chưa được thành lập, theo sự sắp xếp của nước chủ nhà, đoàn tạm dừng chân ở [[Biarritz|Biarít]] (miền tây nước Pháp). Tại đây, [[Hồ Chí Minh]] đã tiếp các đoàn đại biểu Việt kiều, các đoàn thể chính trị như [[Đảng Cộng sản Pháp]], Tổng Công hội Pháp Hội Pháp - Việt, phóng viên báo L’humanité (Nhân đạo) và gặp lại những đảng viên [[Đảng Cộng sản Pháp]] đã từng cùng hoạt động. Ngày 22-6-1946, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] đến [[Paris|Pari]]. Cuộc đón tiếp được tổ chức trọng thể tại [[Sân bay Paris-Le Bourget|sân bay Le Bourget]]. Ngày 2-7 [[Georges Bidault]], Thủ tướng Chính phủ Pháp mới thành lập, đã đón tiếp Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]]. Cuộc hội đàm này mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức với Chính phủ Pháp.<ref name="lsbn" />
 
[[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]] sau đó diễn ra kéo dài hơn hai tháng, từ [[6 tháng 7]] tới [[10 tháng 9]] năm 1946 nhưng không đem lại kết quả cụ thể nào vì hai bên đã bế tắc ở hai điểm bất đồng then chốt:<ref name="How">Tønnesson, Stein. ''Vietnam 1946: How the War Began''. Berkeley, CA: California University Press, 2010. tr 83-85</ref>
Dòng 14:
Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ. Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, [[Hoàng Minh Giám]] và [[Dương Bạch Mai]] nán lại [[Paris]]. Hồ Chí Minh đã khẩn khoản nói với Marius Moutet đừng để ông về nước tay không. Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet. Ba ngày sau, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến tư dinh của Marius Moutet để ký văn bản này, tức Tạm ước Việt - Pháp.<ref name="How"/>
 
Sau khi ký Tạm ước Việt - Pháp, Hồ Chí Minh nói với nhân viên mật thám Pháp được phân công bảo vệ ông: "''Tôi vừa mới ký một bản án tử hình của tôi!''". Hồ Chí Minh lấy lý do không quen đi [[máy bay]] để yêu cầu về nước bằng tàu thủy. Ông từ Paris đến [[Toulon]] để lên [[chiến hạm]] ''Dumont d'Urville'' về Việt Nam. Khi ghé Marseille, thay cho sự đón tiếp nồng nhiệt lúc ông mới sang Pháp, Việt kiều biểu tình gọi ông là Việt gian.<ref name="kynam354">Hồi ký 1925-1964, tập 2: 1945 - 1954, trang 354, Nguyễn Kỳ Nam, Nhật báo Dân Chủ Mới, 1964</ref> Ngày 15-9, Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] quyết định lập một phái đoàn thường trực của Chính phủ nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] tại [[Paris]]. Ngày 19-9, [[Hồ Chí Minh]] lên đường về nước. Chiều ngày 21-10-1946 thì về đến [[Hà Nội]].<ref name="lsbn">[http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/book/lich-su-dang/lich-su-bien-nien-dang-cong-san-viet-nam-tap-3-176 Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 3], TỪ NGÀY 31-5 ĐẾN NGÀY 19-9, truy cập ngày 23-8-2019.</ref>
 
Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành lập "Ủy ban nghiên cứu và điều khiển thi hành tạm ước Việt-Pháp 14-9-46" gồm 15 thành viên: [[Phan Anh]], [[Phạm Văn Bách]], [[Trịnh Văn Bình]], [[Cù Huy Cận]], [[Bùi Bằng Đoàn]], [[Phạm Khắc Hoè]], [[Vũ Đình Hoè]], [[Vũ Văn Hiên]], [[Lê Văn Hiến]], [[Nguyễn Văn Huyên]], [[Đặng Xuân Khu]], [[Nguyễn Văn Tào]], [[Nguyên Văn Tày]], [[Bùi Công Trừng]], [[Trần Công Tường]].<ref>{{chú thích thông cáo báo chí| url=http://thuvienphapluat.vn/archive/Sac-lenh/Sac-lenh-196-cu-ong-Uy-ban-nghien-cuu-dieu-khien-thi-hanh-tam-uoc-Viet-Phap-vb36122t18.aspx| title=Quyết định số 196, ngày 10 tháng 10 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa| accessdate=ngày 23 tháng 5 năm 2013}}</ref>