Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Vũ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
'''Quan Vũ''' ([[chữ Hán]]: 關羽, ? - [[220]]),<ref>Theo Tam quốc diễn nghĩa thì năm sinh của ông là 162 nhưng không được các tài liệu chính thống xác nhận. Ông mất tháng 12 năm Kiến An thứ 24 tức khoảng 23/1/220 đến 21/2/220</ref> cũng được gọi là '''Quan Công''' (關公), [[biểu tự]] '''Vân Trường''' (雲長) hoặc '''Trường Sinh''' (長生) là một vị tướng thời kỳ cuối [[nhà Hán|nhà Đông Hán]] và thời [[Tam Quốc]] ở [[Trung Quốc]]. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà [[Thục Hán]], với vị hoàng đế đầu tiên là [[Lưu Bị]]. Mặc dù không được các tài liệu chính thống xác nhận, ông thường được cho là anh em kết nghĩa với [[Lưu Bị]] và [[Trương Phi]], và là người đứng đầu trong số [[Ngũ hổ tướng (Tam Quốc diễn nghĩa)|ngũ hổ tướng]] của nhà Thục Hán gồm: Quan Vũ, [[Trương Phi]], [[Triệu Vân]], [[Mã Siêu]] và [[Hoàng Trung]].<ref>Thục thư (Quan Vũ truyện) chỉ viết "Tiên chủ (Lưu Bị) cùng hai người (Quan, Trương) ngủ cùng giường, tình thân như huynh đệ", không có ghi chép gì về việc "kết nghĩa anh em". Danh hiệu "Ngũ Hổ Tướng" cũng không có trong sử sách, ngoài việc [[Trần Thọ]] trong [[Tam Quốc Chí]] đã xếp 5 người vào chung trong quyển 6 của Thục Thư là "Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện".</ref>
 
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực [[Đông Á]], hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong [[Tam quốc diễn nghĩa]] của [[La Quán Trung]] và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như [[kịch]], [[chèo]], [[tuồng]], [[phim điện ảnh|phim ảnh]] v.v... với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao, cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ [[nhà Tùy]] ([[581]]-[[618]]). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây [[thanh long yển nguyệt]] và/hoặc cưỡi [[ngựa Xích Thố|ngựa xích thố]]. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49&nbsp;kg ngày nay), cho thấy ông là người có võ công rất mạnh. Ông cũng là vị võ tướng duy nhất có 1 điện thờ riêng tại [[Đế vương miếu]] (được [[nhà Minh]], [[nhà Thanh]] xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tài năng và tận trung nhất qua các triều đại).
 
Các nhà sử học đánh giá ông có nhược điểm là kiêu căng, ngạo mạn; nhưng ưu điểm của ông là tính hào hiệp, trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành, những ưu điểm này được dân gian đánh giá rất cao. Ông được người dân Trung Quốc tôn vinh là ''"[[Võ Thánh]]"'', phần lớn các võ miếu ở các làng xã Trung Quốc đều có tượng thờ ông. Ông cũng là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có 1 điện thờ riêng tại [[Đế vương miếu]] (được [[nhà Minh]], [[nhà Thanh]] xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng tài năng và tận trung nhất qua các triều đại). Ông được coi là một biểu tượng của những đức tính ''"Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục"''.
 
== Thân thế ==