Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Dzũng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:55D0:B0E0:30EE:8418:1FF8:2B93 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 2003:DD:1729:3792:7848:1619:DB93:4D94
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 19:
 
==Thân thế và sự nghiệp==
Ông tên thật là Gioan KimGioakim '''Nguyễn Ngọc Hùng Dũng''', sinh ngày [[8 tháng 9]] năm 1958 tại [[Sài Gòn]]. Cha là Nguyễn Ngọc Bảy, người [[Nghệ An]], cựu [[dân biểu]] Hạ nghị viện thời [[Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam]], thiếu tá, y sĩ trưởng Bộ tổng tham mưu và [[Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]. Mẹ là cựu giáo viên [[Trường Nữ Trung học Gia Long]]. Ông có một anh, một chị, và một em trai.<ref>Duy Khiêm, [http://www.nvnorthwest.com/2013/02/09/nh%E1%BA%A1c-si-vi%E1%BB%87t-dzung-32-nam-sanh-vai-cung-ns-anh-b%E1%BA%B1ng-dvd-71/ Nhạc sĩ Việt Dzũng: 32 năm sánh vai cùng NS Anh Bằng- DVD 7], Northwest Vietnamese News – Nguoi Viet Tay Bac, 9 tháng 2 năm 2013</ref> Lúc nhỏ, ông từng học tại [[Trường Trung học Lasan Taberd]].
 
Trong giai đoạn từ 1971 cho đến trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông tham dự nhiều đại hội nhạc trẻ bên cạnh [[Trường Kỳ]], [[Tùng Giang]], [[Nam Lộc]],... Năm 1975, ông [[Thuyền nhân Việt Nam|vượt biên]] tỵ nạn sang đến [[Singapore]], sau đó là đến trại tỵ nạn [[vịnh Subic|Subic]] ở [[Philippin]] rồi sau sang [[Hoa Kỳ]] định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.<ref name="nhạc">[http://www.nvnorthwest.com/nh%E1%BA%A1c-si-vi%E1%BB%87t-dzung-32-nam-sanh-vai-cung-ns-anh-b%E1%BA%B1ng-dvd-71/ "Nhạc sĩ Việt Dzũng: 32 năm sáng tác"]</ref> Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra [[băng nhạc]] [[tiếng Anh]] ''Children of the Ocean'' hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
Dòng 25:
Đối với [[tân nhạc Việt Nam]] ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài được cộng đồng người Việt tại hải ngoại biết đến như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album ''Một bông hồng cho người ngã ngựa''. Ông hợp tác với ca nhạc sĩ [[Nguyệt Ánh (ca sĩ)|Nguyệt Ánh,]] Nguyễn Hữu Nghĩa một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, [[Úc]], [[Nhật Bản]], [[Âu châu]], mở đường cho Phong trào Hưng ca ở hải ngoại.<ref name="nhạc"/> Do hoạt động tích cực trong phong trào [[chống Cộng]], Việt Dzũng và Nguyệt Ánh bị nhà cầm quyền Việt Nam tuyên án [[tử hình]] khiếm diện.<ref name="vanhoaviet.us">[http://vanhoaviet.us/nghe-si-viet-dzung.html Nghệ sĩ Việt Dũng], Văn hóa Việt.Y</ref> Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với [[Nam Lộc]] (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng [[nhạc hải ngoại|nhạc Việt Nam hải ngoại]].<ref>Yao, Souchou, ed. ''House of Glass: Culture, Modernity and State in Southeast Asia''. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 2001. Trang 125.</ref>
 
Ngoài những sáng tác có nội dung nỗi niềm ly hương và chống Cộng,<ref>[http://news.newamericamedia.org/news/view_article.html?article_id=5dcc1627127fa5d793a50e884263e8d5 Riding the Wave of Vietnamese Pop Music]</ref> ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây [[cà rem]]", "Noel rồi đừng giận anh nữa bé ơi", "Có những cuộc tình không là trăm năm",... hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh", "Và em hãy nói yêu anh",.... Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc ''Kinh Tỵ nạn'' và ''Lưu vong khúc''.<ref name="vanhoaviet.us"/> Năm 1990 ông lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions.<ref name="nhạc"/>
 
Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút [[nguyệt san]] ''Nhân chứng'' ở [[California]]. Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh [[Little Saigon Radio]] bắt đầu từ năm 1993 làm [[phóng viên]] và [[xướng ngôn viên]] cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam [[California]].<ref name="nhạc"/> Đến năm 1997 thì ông lập đài phát thanh riêng là [[Radio Bolsa]].