Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Ireland”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
'''Tiếng Ireland''' ({{lang|ga|Gaeilge}}), hay đôi khi còn được gọi là '''tiếng Gael''' hay '''tiếng Gael Ireland'''<ref>Oxford University Press. [http://www.oxforddictionaries.com/definition/english/Gaelic "Oxford Dictionaries Online: 'Gaelic'"]. ''Oxford Dictionaries Online''. Truy cập 5 tháng 1 năm 2015.</ref> là một [[Các ngôn ngữ Goidel|ngôn ngữ Goidel]] thuộc [[hệ ngôn ngữ Ấn-Âu]], có nguồn gốc ở [[Cộng hòa Ireland|Ireland]] và được [[người Ireland]] sử dụng từ lâu. Tiếng Ireland ngày nay là [[ngôn ngữ mẹ đẻ]] của một bộ phận thiểu số [[người Ireland]], và là [[ngôn ngữ thứ hai]] của một bộ phận đông hơn. Tuy nhiên, nó được xem là một phần quan trọng của nền văn hóa và di sản Ireland. Ngôn ngữ này được Hiến pháp Ireland công nhận là ngôn ngữ chính thức quốc gia và cơ bản của [[Cộng hòa Ireland]]. Nó cũng là một trong các ngôn ngữ chính thức của [[Liên minh châu Âu]] và ngôn ngữ thiểu số được chính thức công nhận tại [[Bắc Ireland]].
 
Tiếng Ireland là ngôn ngữ chính của người Ireland trong suốt lịch sử của họ. Họ đã mang ngôn ngữ này đến nhiều quốc gia, trong đó chú ý nhất là [[Scotland]] và [[đảo Man]] thông qua một dạng cũ trước kia của tiếng Ireland là [[tiếng Ireland trung cổ]], cơ sở để [[Tiếng Gael Scotland]] và [[tiếng ManxMan]] ra đời.<ref>{{chú thích sách | first1 = Robert D | last1 = Borsley | first2 =Ian G | last2 = Roberts | title = The Syntax of the Celtic Languages: A Comparative Perspective | publisher= Cambridge University Press | year = 1996 | pages = 2–3 | isbn = 978-0-521-48160-1}}</ref><ref>{{cite encyclopedia | last = Gillies | first = William | editor1-last = Ball | editor1-first = Martin J. | editor2-last = Fife | editor2-first = James | title = Scottish Gaelic | encyclopedia = The Celtic Languages | page = 145 | publisher = Routledge | location = Luân Đôn | year = 1993 | url=https://books.google.com/books?id=BP9QCJ2FQzYC&lpg=PP1&dq=the%20celtic%20languages&pg=PA145e | isbn = 978-0-41528080-8}}</ref><ref>{{cite encyclopedia | last = Broderick | first = George | editor1-last = Ball | editor1-first = Martin J. | editor2-last = Fife | editor2-first = James | title = Manx | encyclopedia = The Celtic Languages | page = 228 | publisher = Routledge | location = Luân Đôn | year = 1993 | url= https://books.google.com/books?id=BP9QCJ2FQzYC&lpg=PP1&dq=the%20celtic%20languages&pg=PA228 | isbn = 9780415280808}}</ref> Tiếng Ireland sở hữu nền văn học bản xứ lâu đời nhất tại Tây Âu.<ref>{{chú thích sách|title=An Irish literature reader | first1 =Maureen O'Rourke | last1 = Murphy | first2 = James | last2 = MacKillop |publisher=Syracuse University Press | page= 3}}</ref>
 
Số phận của ngôn ngữ này bị ảnh hưởng bởi quyền lực đang lên của nước Anh tại Ireland. Các quan lại thời Elizabeth phản đối việc sử dụng tiếng Ireland bởi nó là mối đe dọa tới những thứ của người Anh tại Ireland. Việc sử dụng ngôn ngữ này suy giảm dưới thời cai trị của Anh vào thế kỷ 17. Vào nửa sau của thế kỷ 19, số người nói suy giảm nghiêm trọng, bắt đầu sau nạn đói khủng khiếp tại Ireland trong khoảng thời gian 1845–52 (khi đó Ireland mất 20–25% dân số vì di cư hay chết đói). Các khu vực nói tiếng Ireland bị thiệt hại nặng nề. Cho tới cuối thời thuộc Anh, số người nói ngôn ngữ chỉ chiếm dưới 15% dân số.<ref>{{chú thích sách|title=Languages in Britain and Ireland |first=Glanville |last= Price |year=2000 |publisher=Wiley-Blackwell | page =10}}</ref> Kể từ đó, những người nói tiếng Ireland được coi là thiểu số, thậm chí điều này vẫn diễn ra tại [[Gaeltacht]]. Nhà nước, các cá nhân và tổ chức đã rất cố gắng bảo tồn, phát triển và hồi sinh ngôn ngữ, nhưng chưa thực sự thuyết phục.
Dòng 45:
Cách viết khác trong các phương ngữ của tiếng Ireland (bên cạnh {{lang|ga|Gaeilge}} trong phương ngữ Connacht miền nam ở trên) bao gồm {{lang|ga|Gaedhilic/Gaeilic/Gaeilig}} ({{IPA|[ˈɡeːlʲɪc]}}) hay {{lang|ga|Gaedhlag}} ({{IPA|[ˈɡeːl̪ˠəɡ]}}) trong [[tiếng Ireland Ulster]] và tiếng Ireland Connacht miền bắc cũng như {{lang|ga|Gaedhealaing/Gaoluinn/Gaelainn}} ({{IPA|[ˈɡˠeːl̪ˠɪŋʲ/ˈɡˠeːl̪ˠɪnʲ]}})<ref>{{chú thích sách|title= An Ghaeilge, Podręcznik Języka Irlandzkiego |first= Aidan |last=Doyle |author2=Edmund Gussmann |year=2005 |isbn=83-7363-275-1 |pages=&nbsp;423k}}</ref><ref>{{chú thích sách|title=Teach Yourself Irish |first=Myles |last=Dillon |author2=Donncha Ó Cróinín |year=1961 |isbn=0-340-27841-2 |pages=&nbsp;227}}</ref> trong [[tiếng Ireland Munster]].
 
Tại châu Âu ngôn ngữ này thường được gọi là ''tiếng Ireland'', hay ''tiếng Gael'' hoặc ''tiếng Gael Ireland''.<ref>{{chú thích báo|url=http://www.nytimes.com/2005/03/28/world/europe/28iht-irish.html|title=Ireland speaks up loudly for Gaelic|publisher=New York Times|date = ngày 29 tháng 3 năm 2005}} Ví dụ về việc dùng từ "tiếng Gael" (Gaelic) để nói về ngôn ngữ.</ref> Thuật ngữ ''tiếng Gael Ireland'' thường được người nói tiếng Anh để phân biệt giữa ba ngôn ngữ Goidel (tiếng Ireland, [[tiếng Gael Scotland]] và [[tiếng ManxMan]]).
 
==Lịch sử==
{{Main|Lịch sử tiếng Ireland}}
Tiếng Ireland viết được tìm thấy lần đầu trong các ký tự [[Ogham]] từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên; giai đoạn này của ngôn ngữ được gọi là [[tiếng Ireland nguyên thủy]]. Những ký tự này được tìm thấy trên khắp Ireland và bờ biển phía tây của Anh. Tiếng Ireland nguyên thủy dần chuyển thành [[tiếng Ireland cổ]] trong thế kỷ thứ 5. Tiếng Ireland cổ sử dụng [[bảng chữ cái Latinh]] và được tìm thấy trong khoảng trống giữa các đoạn văn của các văn bản tiếng Latinh. Trong thời gian này, tiếng Ireland tiếp nhận nhiều từ [[tiếng Latinh]], trong đó các thuật ngữ Giáo hội ví dụ như: ''easpag'' (giám mục) lấy từ từ gốc là {{smallcaps|episcopus}}, và ''Domhnach'' (Chủ nhật, lấy từ từ gốc là {{smallcaps|dominica}}). Cho tới thế kỷ thứ 10, tiếng Ireland cổ chuyển thành [[tiếng Ireland trung cổ]], một ngôn ngữ phổ biến khắp Ireland, cũng như tại [[Scotland]] và [[Đảo Man]]. Đây là ngôn ngữ được dùng nhiều trong văn chương, trong đó có bộ truyện thần thoại Ulster. Từ thế kỷ 12 tiếng Ireland trung cổ bắt đầu chuyển thành tiếng Ireland hiện đại tại Ireland, thành [[tiếng Gael Scotland]] ở Scotland, và [[tiếng ManxMan]] tại đảo Man. Tiếng Ireland cận đại, từ thế kỷ 13, là căn bản của ngôn ngữ văn chương của cả Ireland và Scotland nói tiếng Gael. Tiếng Ireland hiện đại, được sử dụng bởi một số nhà văn như [[Geoffrey Keating]], có niên đại từ thế kỷ 17 và là phương tiện truyền đạt của văn học đại chúng kể từ thời điểm đó.
 
Từ thế kỷ 18 trở đi, ngôn ngữ này dần mất chỗ đứng ở miền đông Ireland, một phần bởi chính quyền Anh Quốc ra sức ngăn cản việc sử dụng ngôn này trong giáo dục, luật pháp và hành chính, một phần khác bởi sự lan rộng của việc sử dụng hai ngôn ngữ – một ví dụ cụ thể của sự chuyển giao ngôn ngữ.<ref>{{chú thích sách|title=The great silence |last=De Fréine |first=Seán |year=1978 |publisher=Mercier Press |isbn=0-85342-516-7 |id=ISBN 9780853425168 }}</ref> Đây là một sự thay đổi có đặc trưng bởi việc hai ngôn ngữ được dùng chung trong cùng một cộng đồng nhưng trong các hoàn cảnh kinh tế và xã hội khác nhau và tính song ngữ chuyển tiếp (cha mẹ chỉ nói tiếng Ireland có con cái nói cả hai thứ tiếng, còn cháu chắt chỉ nói tiếng Anh). Cho đến giữa thế kỷ 18 tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ của tầng lớp công giáo trung lưu, nhà thờ công giáo và trí thức nhà nước, đặc biệt ở vùng phía đông. Tiếng Anh mang lại rất nhiều lợi ích cho người di cư, đặc biệt là phụ nữ. Dần dà, khi ý nghĩa của tiếng Anh trở nên rõ ràng, việc cấm tiếng Ireland trong trường học có được sự đồng thuân của các bậc cha mẹ.<ref name="Ó Gráda">Ó Gráda 2013.</ref> Nạn đói kinh hoàng ở Ireland (1845–49) được coi là đã đẩy ngôn ngữ này xuống tột cùng của sủa sự suy thoái. Khi có vẻ như việc di cư tới Hoa Kỳ và Canada càng ngày trở nên phổ biến, tầm quan trọng của tiếng Anh trở nên rõ ràng hơn vì nó giúp dân di cư kiếm việc ở những ngành khác hơn là làm nông nghiệp.
Dòng 115:
== Hệ thống âm vị ==
{{Main|Âm vị học tiếng Ireland}}
Về phát âm, tiếng Ireland giống với các ngôn ngữ gần gũi với nó như tiếng Gael Scotland và Manxtiếng Man. Một đặc điểm đáng lưu ý đó là các phụ âm (trừ {{IPA|/h/}}) đi theo cặp, một phụ âm "rộng" ([[vòm mềm hóa|bị vòm mềm hóa]], phần sau lưỡi bị kéo về sau về phía vòm mềm) và một phụ âm "mảnh" ([[vòm hóa (ngữ âm học)|bị vòm hóa]], phần giữa lưỡi bị đẩy lên trên về phía vòm cứng). Mặc dù các cặp rộng-mảnh này không chỉ có ở riêng tiếng Ireland (có ở cả [[tiếng Nga]]), nó sở hữu một chức năng ngữ pháp đáng kể.
 
{| class="wikitable" style="text-align:center"