Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh – Nguyễn phân tranh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{DISPLAYTITLE:Trịnh – Nguyễn phân tranh}}
{{Thông tin chiến tranh
|conflict=Trịnh-Nguyễn phân tranh
Hàng 16 ⟶ 17:
{{Nội chiến của Việt Nam}}
<!--chiến tranh trên mấy trăm năm, đừng có đem lực lượng của vài năm vào chỗ tóm tắt này, nếu muốn viết một mục ==Lực lượng== bên dưới-->
'''Trịnh – Nguyễn phân tranh''' là thời kỳ phân chia giữa chế độ "[[nhà Hậu Lê|vua]] Lê [[chúa Trịnh]]" ở phía Bắc [[sông Gianh]] (sử gọi là [[Đàng Ngoài]]) và [[chúa Nguyễn]] cai trị ở miền Nam ([[Đàng Trong]]), mở đầu khi [[Trịnh Tráng]] đem quân đánh [[Nguyễn Phúc Nguyên]] năm [[1627]] và kết thúc vào cuối [[thế kỷ 18]] khi [[nhà Tây Sơn]] đánh đổ cả [[chúa Nguyễn]] lẫn [[chúa Trịnh]].
 
Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "[[Chiến tranh Lê-Mạc|phù Lê diệt Mạc]]" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi [[nhà Mạc]] đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là bề tôi của [[nhà Hậu Lê]], cả [[Đàng Trong]] lẫn [[Đàng Ngoài]] đều là lãnh thổ của [[Nhà Lê sơ|nhà Lê]]. Nhưng trên [[thực tế]] thì khác, cả hai đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình, vua [[nhà Hậu Lê]] đã không còn thực quyền nên không chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. [[Đại Việt|Nước Đại Việt]] trong giai đoạn này bị chia cách hơn 150 năm.
Hàng 22 ⟶ 23:
==Bối cảnh==
{{Chính|Nam-Bắc triều (Việt Nam)|chúa Trịnh|chúa Nguyễn}}
Năm [[1527]], [[Mạc Đăng Dung]] cướp ngôi nhà [[Nhà Lê sơ|Hậu Lê]] lập ra [[nhà Mạc]]. Năm [[1533]], tướng cũ của nhà Lê là [[Nguyễn Kim]] lập con vua [[Lê Chiêu Tông]] lên ngôi, tức là [[Lê Trang Tông]]. Năm [[1545]], [[Nguyễn Kim]] bị sát hại, con rể là [[Trịnh Kiểm]] lên thay. Để nắm trọn binh quyền, Trịnh Kiểm đầu độc giết con cả của Nguyễn Kim là [[Nguyễn Uông]]. Em của [[Nguyễn Uông|Uông]] [[Nguyễn Hoàng|Hoàng]] lo sợ bị anh rể hại, nên nghe theo lời khuyên của [[Nguyễn Bỉnh Khiêm]], xin vào trấn thủ [[Thuận Hóa]]. [[Trịnh Kiểm]] cho rằng đất ấy là nơi xa xôi, hoang vu nên đồng ý cho đi, nhằm mục đích mượn tay quân Mạc giết [[Nguyễn Hoàng|Hoàng]]. Tuy nhiên, không những đánh bại quân Mạc, [[Nguyễn Hoàng]] còn lấy được lòng dân Thuận Hóa.
 
Mải đối phó với [[nhà Mạc]], [[Trịnh Kiểm]] cho [[Nguyễn Hoàng|Hoàng]] kiêm trấn thủ luôn [[Quảng Nam]]. Năm [[1570]], Trịnh Kiểm chết, con cả là [[Trịnh Cối]] lên thay. Cối không màng chính sự, bị em là [[Trịnh Tùng]] đoạt quyền. Cối cùng đường đầu hàng nhà [[Mạc]] và chết già ở đất Bắc.
 
Trịnh Tùng nắm đại quyền, thao túng triều đình, giết vua [[Lê Anh Tông]] lập vua nhỏ là Thế Tông. Năm [[1592]], Trịnh Tùng đánh chiếm được [[Thăng Long]], đuổi họ Mạc chạy lên [[Cao Bằng]]. Khi rước được vua Lê về kinh thành, Trịnh Tùng bắt đầu tính tới người cậu Nguyễn Hoàng phía nam.
Hàng 230 ⟶ 231:
 
=== So sánh với chiến tranh Lê – Mạc ===
Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn đều là những cuộc nội chiến trường kỳ trong [[lịch sử Việt Nam]], gây ra hậu quả chia đôi nước [[Đại Việt]] trong 250 năm. Tuy nhiên, so với [[Chiến tranh Lê-Mạc|Chiến tranh Lê – Mạc]] thời [[Nam-Bắc triều (Việt Nam)|Nam Bắc triều]], mức độ của [[Chiến tranh Trịnh – Nguyễn]] có phần bớt nghiêm trọng hơn vì những lý do sau:
 
====Về tính đối kháng====
Lê – Mạc là kẻ thù không đội trời chung. [[Nhà Mạc]] cướp ngôi Lê, Lê khôi phục rồi chống Mạc, họ Lê mang mối thù giết vua cướp ngôi với họ Mạc nên quyết không thể có chuyện nghị hòa. Lê và Mạc phải đánh nhau một mất một còn để chứng minh mình là "chính thống", nhất là [[nhà Minh]] dùng chiêu bài lập lờ, không dứt khoát công nhận ai. Chiến tranh Lê - Mạc vì vậy chỉ có thể kết thúc khi một bên bị tiêu diệt.
 
Giữa họ Trịnh và Nguyễn, xuất phát vốn là người trong một nhà, [[Trịnh Kiểm]] lấy chị Nguyễn Hoàng là Ngọc Bảo, đến [[Trịnh Tráng]] lại lấy con gái Nguyễn Hoàng cũng là cô họ của mình là Ngọc Tú. Trước khi dùng "binh", Trịnh và Nguyễn đã dùng "lễ" trong thời gian khá dài vì cả hai đều khởi phát từ danh nghĩa "phù Lê". Khi 2 bên thấy khó thắng được nhau thì cũng có thể bàn việc nghị hòa với nhau, và thực tế thì sau 7 lần xuất binh, cả hai bên đều chán nản nên đã nghị hòa với nhau và duy trì giới tuyến suốt cả một thế kỷ.
 
====Thời gian, mật độ====
Hàng 252 ⟶ 253:
Hơn 100 năm sau, các lũy Trấn Ninh, Trường Dục vẫn vững chắc như xưa, nhân lực vật lực của Đàng Trong đã tăng thêm nhiều, bấy giờ không còn kém Đàng Ngoài nữa, lẽ ra cơ đồ của Chúa Nguyễn phải càng thêm vững. Nhưng cuối thời chúa Nguyễn, quyền thần làm loạn, sưu cao thuế nặng, chúa Nguyễn thì ham mê tửu sắc khiến lòng người Đàng Trong chia lìa bởi sự cai trị rối ren. Kết quả là lũy cao, đất hiểm không còn giúp được họ Nguyễn cản đường quân Trịnh nam tiến như 7 lần trước. Quân Trịnh đánh tới như cuốn chiếu, tướng của Chúa Nguyễn thi nhau hàng Trịnh, giúp quận Việp lập công.
 
Sau thành quả chiếm Phú Xuân, đến lượt [[Chúa Trịnh]] say sưa chiến thắng, tưởng như công nghiệp của mình đã vượt được cha ông. Đất đai rộng hơn, quân số và dân số đông thêm, của cải giàu lên, các mối lo cát cứ ở hậu phương không còn, lẽ ra cơ đồ của họ Trịnh phải hùng mạnh hơn trước. Thế nhưng, chính sự [[Chúa Trịnh]] cũng lại lâm vào cảnh rối ren, tướng lười quân kiêu, nhân dân chán ghét nhà Chúa; còn lấy việc mất Thuận Hóa (về tay [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]]) làm may<ref>Nghe tin Phạm Ngô Cầu để mất Phú Xuân, các quan họ Trịnh trấn an [[Trịnh Khải|Trịnh Tông]] rằng: ''đời các chúa Trịnh xưa kia chưa từng sở hữu được Thuận Hóa, nay bị mất đất đó lại là cái may cho nước nhà'' (!)</ref>, bởi thế cơ đồ họ Trịnh lại bị mất mau chóng hơn cả [[nhà Mạc]] trước kia, dù họ Mạc vốn chỉ có vùng [[Bắc bộBộ Việt Nam|Bắc Bộ]].
 
Như vậy, có thể thấy tài đức của người lãnh đạo có thu phục, đoàn kết được nhân dân hay không mới mang yếu tố quyết định sự mất còn của đất nước, còn quân đông đất rộng cũng chỉ là nhân tố thứ yếu.
 
==Quân lực đôi bên==
Hàng 275 ⟶ 276:
Giáo sĩ Cristophoto Borri trong Xứ đàng trong năm 1621:
*"''Thế lực của chúa{{ref_label|a|a|none}} rất mạnh đến nỗi khi ngài muốn ngài có thể tuyển ngay được tám mươi ngàn quân binh chiến đấu. Với tất cả lực lượng này ngài vẫn sợ chúa Đàng Ngoài vốn có lực lượng lớn hơn gấp 4 lần''"<ref>Cristophoto Borri (1998), Xứ đàng trong năm 1621, Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh, tr. 84.</ref>
 
[[Nguyễn Quang Ngọc]] trong sách ''Tiến trình Lịchlịch sử Việt Nam''<ref>Nguyễn Quang Ngọc (2000), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 140.</ref>:
*Chúa Trịnh có thể huy động ngay lập tức 200.000 quân, 600 thuyền chiến, 500 thuyền vận tải và 500 voi chiến.
*Chúa Nguyễn chỉ có thể huy động tối đa 40.000 quân và 200 chiến thuyền nhưng bù lại có một hệ thống chiến lũy hết sức dày đặc và đường tiếp vận lương thực của chúa Trịnh vào rất khó khăn.
[[William Dampier]], một nhà du hành từng đến [[Đàng Ngoài]] năm 1688 có ghi nhận là quân đội [[chúa Trịnh]] có chừng 70.000-80.000 quân thường trực, trong số đó hầu hết là bộ binh trang bị súng tay, ở kinh thành chúa có thường trực voi chiến 200 thớt, ngựa chiến 300 con, nuôi béo khỏe <ref>Wiiliam Dampier (2007), Một Chuyến Du Hành Đến Đàng Ngoài Năm 1688, Nhà xuất bản Thế giới, tr. 91.</ref>. Charles Maybon và Henri Russier ước tính quân đội Đàng Ngoài khoảng 100.000 người, 500 voi, 500 chiến thuyền lớn trang bị 3 súng thần công mỗi chiếc.{{cn}}
 
Trong ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'', ''Bản kỷ tục biên'' ghi nhận thời [[Nam-Bắc triều (Việt Nam)|Nam Bắc triều]], quân Trịnh theo phò nhà Lê có lực lượng kỵ binh khá mạnh. [[Trịnh Tùng]] từng sử dụng 400 quân thiết kỵ làm trợ chiến để đẩy lùi cuộc xâm lấn của quân Bắc triều. Năm [[1592]], ông huy động tới 5000 kỵ binh nặng, trang bị giáp sắt cho cả ngựa để vây hãm [[Đông Kinh]] của nhà Mạc.
 
Một ghi chép của người phương Tây về lực lượng quân sự Đàng Ngoài dưới thời Thanh Đô vương [[Trịnh Tráng]] cho rằng vào năm [[1640]] ông này có trong tay hơn ba mươi vạn bộ binh, 2.000 thớt voi trận và 102 ngàn kỵ binh(!)<ref>Asia in the Making of Europe, tr 1681.</ref>. Con số này là khá lớn, lại không ghi rõ cách tính ra sao (có tính cả quân địa phương và dân phu hay không) nên còn cần làm rõ.
 
===Quân đội chúa Trịnh===
Hàng 296 ⟶ 298:
 
===Quân đội chúa Nguyễn===
Binh có hai loại đầu, cũng như ngoài Bắc được gọi đi [[quân dịch]]; những trai tráng khỏe mạnh sung thẳng vào quân ngũ và một số được gọi dần có tính cách trừ bị. Việc binh bị đối với các chúa miền Nam là một việc quan trọng nhất, gồm những đơn vị dưới đây:
 
*Ở hạ tầng là Thuyền hay Tiểu đội, có từ 30 đến 50 người cùng làng hay thuộc làng lân cận. Đội có từ hai ba đến năm Thuyền do một Đội trưởng hay một Cai đội trông. Cơ gồm có nhiều đội thường có tới từ 6 đến 10 Thuyền, có cơ đặc biệt gồm có tới 60 thuyền. Quân số có từ 250 đến 600 người, do một cai cơ hay trưởng cơ chỉ huy.
*Thời đó có 5 cơ: Trung cơ, Tả cơ, Hữu cơ, Hậu cơ và Tiền cơ.
Hàng 326 ⟶ 329:
 
==Kết luận==
[[Chiến tranh]] Trịnh-Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm [[1627]] đến năm [[1672]], hai họ Trịnh-Nguyễn đánh nhau bảy7 lần với những trận chiến ác liệt, có khi kéo dài năm này qua năm khác. Cuộc [[chiến tranh]] đã làm hao tổn sức người sức của, triệt phá [[Ruộng lúa|đồng ruộng]], xóm [[làng]]. Cuộc [[chiến tranh]] cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước [[Đại Việt]] thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.<ref>{{chú thích sách|author=Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên)|title=Lịch sử 10 - Nâng cao|year=2006|publisher=Nhà xuất bản Giáo dục|pages=180}}</ref>
 
==Chú giải==
Hàng 371 ⟶ 374:
[[Thể loại:Lịch sử quân sự Đàng Trong]]
[[Thể loại:Thế kỷ 17 ở Việt Nam]]
{{DEFAULTSORT:Trịnh – Nguyễn phân tranh}}