Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tá lĩnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: cả 2 → cả hai , 2 cái → hai cái, 3 cái → ba cái (2), 5 cái → năm cái using AWB
Dòng 13:
Quản hạt của Tá lĩnh trong Bát kỳ là các quan Tá lĩnh hàm Tứ phẩm, lo về vấn đề hộ khẩu, công việc và thu nhập của những hộ gia đình có trong Tá lĩnh mà mình quản lý. Tuy nhiên, chế độ Bát kỳ có quan niệm ''“tài sản riêng”'' của hoàng tộc, tức là mỗi cá thể hoặc một nhóm Tá lĩnh đều sẽ có một ''“Chủ nhân”'', mà các chủ nhân này đều là Tông thất vương công. Các chủ nhân này đều xuất thân hoàng thất, và bắt buộc đều phải thuộc diện Nhập bát phân công, gồm 6 tước bậc là Thân vương, Quận vương, Bối lặc, Bối tử, Trấn Quốc công cùng Phụ Quốc công.
 
Việc phân Tá lĩnh cho các Tông thất vương công đều là khi họ được thụ tước và phong phân kỳ tịch, thuộc Hạ ngũ kỳ, số lượng Tá lĩnh họ được ban đều không nhấtcố định, tuy nhiên đều phải là số hiện hữu trong một kỳ ấy. Ví dụ như, ở [[Bát kỳ|Chính Hồng kỳ]] khi ấy có 20 cái Tá lĩnh; Hoàng đế quyết định sẽ phân cho A Thân vương quản 10 cái, B Quận vương quản năm cái, C Bối lặc quản ba cái và D Trấn Quốc công quản hai cái. Như vậy, A Thân vương cùng B Quận vương, C Bối lặc và D Trấn Quốc công đều là các [''"Lĩnh chủ"''; 领主] của Chính Hồng kỳ, trong đó A là Lĩnh chủ lớn nhất, cũng gọi [''"Kỳ chủ"''; 旗主]. Hoàng tộc tôn thất vương công đời Thanh khác với đời Hán chính là vì không có đất phong. Nhưng thay vào đó, bọn họ lại có quyền quản lý Tá lĩnh, tức là là chủ nhân của toàn bộ thuộc hạ trong một Kỳ của mình. Đầu đời Thanh, thế lực Vương công đều rất khuếch đại, hơn hẳn từ thời Thuận Trị về sau, chính là thời kỳ đầu thì các Vương công đều đã quản lý một số lượng lớn thuộc hạ như vậy.
 
Đối với Tá lĩnh, có một loại khá đặc trưng gọi là [''"Thế quản Tá lĩnh"''; 世管佐领]. Đây là ân ban của hoàng thất Mãn Thanh cho một người, cho phép người đó giữ chức vụ Tá lĩnh này truyền cho hậu duệ vĩnh viễn. Có được Thế quản Tá lĩnh thường chỉ có 2 trường hợp, thứ nhất là người đó có quân công hoặc ngoại thích, và thứ hai là hậu duệ của Bộ trưởng một bộ tộc. Điển hình nhất là nhà Sa Tế Phú Sát thị của [[Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu]], có quân công mà có Thế quản Tá lĩnh, trong khi đó nhà của [[Kế Hoàng hậu]] Na Lạp thị có được Thế quản Tá lĩnh do là hậu duệ của các [[Bối lặc]] [[Huy Phát]].