Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Aden”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 117:
 
[[Tập tin:Old Town Aden Yemen.jpg|nhỏ|trái|Phố cổ Aden, nằm trên một miệng của núi lửa nay đã ngừng phun (1999)]]
 
==Lịch sử==
{{see also|Lịch sử Yemen}}
 
===Cổ đại===
Một truyền thuyết ở Yemen kể rằng thời gian tồn tại của Aden có lẽ cũng ngang với lịch sử nhân loại. Một số còn tin rằng [[Cain và Abel]] được chôn cất tại thành phố này.<ref>Modern Middle East Nations and Their Strategic Place in the World: Yemen, 2004, Hal Markovitz. {{ISBN|1-59084-521-8}}</ref>
 
Vị trí thuận tiện của bến cảng trên tuyến đường biển từ [[Ấn Độ]] tới [[châu Âu]] khiến Aden trở thành một vùng đất được các vị vua thèm muốn qua suốt chiều dài lịch sử. Được biết tới với tên gọi [[Eudaemon]] ({{lang-grc|Ευδαίμων}}, nghĩa là "hạnh phúc, thịnh vượng,") vào thế kỷ 1 TCN, đây là điểm trung chuyển cho các giao dịch thương mại tại biển Đỏ. Tuy nhiên Eudaemon gặp trở ngại lớn khi các tàu buôn quyết định bỏ qua nó và liều lĩnh đi thẳng tới Ấn Độ vào thế kỷ 1 CN, theo ghi chép trong bản ghi chép ''[[Periplus Maris Erythraei]]''. Trong bản ghi chép này Aden được miêu tả là "một ngôi làng ven bờ biển." Đây chính là những miêu tả về thị trấn Crater khi nó vẫn còn chưa phát triển. Không có bất cứ đề cập nào về các pháo đài trong giai đoạn này, Aden vẫn còn là một hòn đảo do [[eo đất]] (hay một [[doi cát nối đảo]]) chưa được tạo ra.
 
===Trung Cổ===
[[File:Hogenberg.Aden.jpg|thumb|right|Aden, với đội tàu Bồ Đào Nha (hình vẽ của nhà xuất bản Braun & Hogenberg năm 1590)]]
[[File:Stamp Aden 1951 2sh.jpg|right|thumb|[[tem thư|Tấm tem]] năm 1951 vẽ quang cảnh Steamer Point với mặt ngoài ngọn núi lửa Crater ở phía xa]]
 
Mặc dù nền văn minh [[Himyar]] tiền Hồi giáo có thể xây nên những công trình lớn, tuy nhiên không có nhiều pháo đài hay thành quách trong giai đoạn này. Các công trình phòng thủ tại Mareb và những nơi khác ở Yemen và [[Hadhramaut]] rõ ràng đã chứng minh các nền văn hóa Himyar và [[Người Saba|Saba]] hoàn toàn có thể xây dựng. Tuy vậy, các sử gia Ả Rập là Ibn al Mojawir và Abu Makhramah coi Beni Zuree'a là người đầu tiên xây dựng một công trình phòng thủ ở Aden. Abu Makhramah cũng có những ghi chép chi tiết về Muhammad Azim Sultan Qamarbandi Naqsh trong tác phẩm Tarikh ul-Yemen. Mục đích có lẽ là để ngăn chặn sự xâm lăng của ngoại bang và duy trì tiền thuế từ việc kiểm soát các hoạt động hàng hóa, do đó tránh nạn buôn bán lậu. Tuy vậy thời kỳ này các công trình này tỏ ra khá mỏng manh.
 
Sau năm 1175 CN, việc tái xây dựng tường thành một cách kiên cố hơn bắt đầu, và kể từ đây Aden trở thành một thành phố hấp dẫn đối với các thủy thủ và thương nhân từ [[Ai Cập]], [[Sindh]], [[Gujarat]], [[Đông Phi]] và cả [[Trung Quốc]]. Theo [[Muqaddasi]], phần lớn dân số của Aden vào thế kỷ 10 là người Ba Tư.<ref>{{cite book |title=The Persian Gulf in History |url=https://books.google.com/books?id=ncfIAAAAQBAJ&pg=PA180&dq |author=Lawrence G. Potter |date=2009 |page=180|isbn=9780230618459 }}</ref><ref>{{cite book |title=Security and Territoriality in the Persian Gulf: A Maritime Political Geography |url=https://books.google.com/books?id=EUL8AQAAQBAJ&pg=PA64&dq |author=Dr Pirouz Mojtahed-Zadeh |date=2013 |page=64|isbn=9781136817175 }}</ref>
 
Vào năm 1421, [[Minh Thành Tổ]] từ Trung Quốc ra lệnh cho thái giám Lý Hưng và thái giám Chu Mãn trong đoàn thuyền của [[Trịnh Hòa]] để truyền đạt một chiếu lệnh với mũ miện và quần áo để tặng cho vua Aden. Đoàn sứ giả gồm ba bảo thuyền Trung Quốc và [[Trịnh Hòa hạ Tây Dương|khởi hành từ Sumatra tới cảng Aden]]. Sự kiện này được ghi lại trong cuốn ''Doanh nhai thắng lãm'' của [[Mã Hoan]], người đi cùng với đoàn.<ref>[[Mã Hoan|Ma Huan]] - Yingya Shenglan, The Overall Survey of the Ocean's Shores, 1433, do J.V.G. Mills dịch, Hakluty Society, Luân Đôn 1970; tái bản bởi White Lotus Press 1997. {{ISBN|974-8496-78-3}}</ref>
 
Vào năm 1513, những người Bồ Đào Nha do thuyền trưởng [[Afonso de Albuquerque]] dẫn đầu, đã tổ chức một [[cuộc vây hãm Aden|cuộc đánh chiếm Aden]] nhưng thất bại.<ref name="Broeze2013">{{cite book |author=Broeze |title=Gateways Of Asia |url=https://books.google.com/books?id=yXgsBgAAQBAJ |date=2013-10-28 |publisher=Routledge |isbn=978-1-136-16895-6 |page=30}}</ref>
 
== Tham khảo ==