Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thích-ca Mâu-ni”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
}}
 
'''Siddhārtha Gautama''', phiên âm tiếng Việt là '''Tất-đạt-đa Cồ-đàm''', '''Cù-đàm,''' hay '''Sĩ-Đạtđạt-Tata Cồ-đàm, Cù-đàm,''' hay '''Lý-Đađa-Thatha Cồ-đàm, Cù-đàm''' (phiên âm Hán Việt từ [[tiếng Phạn]]: 悉達多 瞿曇) còn được người đương thời và các tín đồ [[đạo Phật]] sau này tôn xưng là '''Shakyamuni''' (Thích Ca Mâu Ni); [[Devanagari]]: शाक्यमुनि; (phiên âm Hán Việt từ [[tiếng Phạn]]: 释迦牟尼), nghĩa là '''Bậc trí giả của dòng dõi ''Thích-ca''''', hay gọi đơn giản là '''[[Phật]]'''; [[Devanagari]]: बुद्ध; phiên âm Hán Việt từ [[tiếng Phạn]]: 佛 là một nhân vật có thật, triết gia, học giả, người sáng lập [[Phật giáo]], sống ở [[Văn minh Ấn Độ|Ấn Độ cổ đại]] khoảng giữa thế kỷ thứ VI và IV TCN.
 
Theo các bộ kinh Phật giáo truyền lại và sử liệu, ông là một vương tử hoàng tộc Gautama (Cồ-Đàm) của tiểu quốc [[Shakya|Thích-ca]] ở [[Ca-tỳ-la-vệ]], đã từ bỏ đời sống phú quý để tìm đạo. Sau sáu năm cầu đạo, ông đạt được giác ngộ tâm linh và dành 45 năm cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông tiểu lục địa Ấn Độ{{sfn|Warder|2000|p = 45}}<ref name="web" />. Siddhārtha đã đề xướng con đường [[Trung đạo]] (''Majjhimāpaṭipadā''), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó{{sfn |Laumakis |2008 |p = 4}}. Những lời giáo pháp trong thời gian ông đi truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của [[Phật giáo]]{{sfn |Baroni|2002|p=230}}<ref name="web">{{Chú thích web |họ 1 = Boeree |tên 1 = C George |lk tác giả 1 = C. George Boeree |tiêu đề = An Introduction to Buddhism |nhà xuất bản = Shippensburg University |url = http://webspace.ship.edu/cgboer/buddhaintro.html |ngày truy cập = ngày 10 tháng 9 năm 2011}}</ref>.
Dòng 74:
:''Tương truyền rằng, các vị trời trên thiên giới đã phù phép để các lính canh ngủ gục, giúp chuyến ra đi của thái tử Tất-đạt-đa diễn ra thuận lợi. Khi thái tử Tất-đạt-đa cắt tóc và ném lên trời, mớ tóc không rơi xuống mà bay vút lên không trung rồi biến mất, do Thiên chủ [[Đế Thích]] đã hứng lấy mớ tóc đó đem về thờ phụng trong bảo tháp trên cõi trời [[Đao Lợi]]. Sau khi trở về, ngựa Kanthaka vô cùng buồn bã, bỏ ăn mấy ngày rồi chết. Nhờ thiện nghiệp đưa thái tử đi xuất gia, ngựa Kanthaka được tái sanh làm một vị tiên nam trên cung trời Ðao Lợi (Tavatimsa), về sau vị thần này đã được gặp đại đức Mục Kiền Liên (1 trong 2 đại đệ tử của Phật) về kể lại chuyện tái sinh của mình.''
:Khi kể lại câu chuyện, vị thần Kanthaka có những vần thơ mô tả lại cảnh tượng này như sau:
::''Vào nửa [[đêm]] vương tử xuất gia''.
::''Ði tìm [[giác ngộ]], giã từ [[nhà]]''
::''Ngài bảo tôi, vừa thúc mạn [[sườn]]'':
Dòng 80:
::''Khi nào giác ngộ đường vô thượng''
::''Ta sẽ giúp người khắp [[thế gian]]''".
::''Khi biết hoàng nam [[Tịnh Phạn|Tịnh Phạn Vương]]'',
::''Ðại danh lừng lẫy, cỡi lưng mình''
::''Với tâm phấn khởi, đầy hoan hỉ''
Dòng 147:
{{cquote|''Này các tỳ khưu, đây là hai cực đoan mà bậc xuất gia không nên thực hành: Đây là sự say đắm về dục lạc trong các dục, kém cỏi, thô thiển, tầm thường, không cao thượng, không đem lại lợi ích, và đây là sự gắn bó với việc hành hạ bản thân, đau khổ, không cao thượng, không đem lại lợi ích. Này các tỳ khưu, sau khi không tiếp cận cả hai cực đoan ấy, lối thực hành trung hòa đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn. Này các tỳ khưu, lối thực hành trung hòa ấy đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn là thế nào? Đó chính là Thánh Đạo Tám Chi Phần tức là sự hiểu biết chân chánh, suy nghĩ chân chánh, nói lời chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nuôi mạng chân chánh, tinh tấn chân chánh, ghi nhớ chân chánh, định tâm chân chánh...''|||Phật Thích-ca}}
 
Ông bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, ông đã giảng [[Tứ diệu đế]], [[Bát chính đạo]], [[Vô ngã]], [[Vô thường]], [[Luân hồi]], [[Duyên khởi]], quy luật [[Nhân quả]] ([[Nghiệp (Phật giáo)|Nghiệp]]) và nhiều bài [[Pháp (Phật giáo)|pháp]] khác mở rộng phù hợp với căn cơ của nhiều người. Tại vườn Lộc Uyển ở [[Sarnath]] gần Ba-la-nại (Benares hay còn gọi là [[Varanasi]]), ông bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển [[Pháp luân]]". Ông đi nhiều nơi, nhiều vùng miền ở lục địa [[Ấn Độ]], giảng giải giáo pháp và điều này diễn ra liên tục từ năm này qua năm khác.
 
Ông hay lưu trú tại [[Rajgir|Vương-xá]] (zh. 王舍城, sa. ''rājagṛha''), [[Savathi|Xá-vệ]] (zh. 舍衛城, sa. ''sāvatthī'') và Phệ-xá-li (zh. 吠舍釐, sa. ''vaiśālī''), sống bằng khất thực, không nhà ở cố định. Thông qua những lời dạy của mình về chân lý cuộc đời, Tất-đạt-đa đã dần dần gây dựng được một đội ngũ đệ tử lớn gồm 4 thành phần: [[tỳ-kheo]] (nam tu sĩ), tỳ-kheo-ni (nữ tu sĩ), ưu-bà-tắc (nam cư sĩ), ưu-bà-di (nữ cư sĩ). Trong hàng đệ tử tại gia của ông có những nhân vật quyền thế như vua [[Tần-bà-sa-la]] (zh. 頻婆娑羅, sa. ''bimbisāra'') và vương hậu Vi-đề-hi (''Vaideli'') của xứ Ma-kiệt-đà, vua [[Ba-tư-nặc]] và vương hậu Mạt-lợi (''Mallika'') nước Kiều-tát-la. Chính Vua Tần-bà-sa-la đã dâng cung cho Tăng đoàn ngôi tu viện đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, đó là Tịnh xá Trúc Lâm (''Veluvana'') tại kinh đô Vương-xá. Ngoài ra trưởng giả [[Cấp Cô Độc]], một thương gia giàu có ở kinh thành Xá-vệ, cũng cúng dường cho giáo đoàn của Phật Thích-ca cũng được một ngôi tịnh xá trong khu vườn của Thái tử Kỳ-đà tại Xá-vệ, được kinh điển gọi là ''tịnh xá Kỳ Viên'' (''Jetavana''). Kinh Phật cho biết Cấp Cô Độc đã lót vàng khắp sân vườn để mua lại nó từ tay Thái tử Kỳ-đà, con trai quốc vương Ba-tư-nặc. Các đệ tử quan trọng của ông là [[A-nan-đà]], [[Xá-lợi-phất]], [[Mục Kiền Liên|Mục-kiền-liên]], [[Ma-ha-ca-diếp]], [[A-na-luật]] và [[Phú-lâu-na]]. Cũng trong thời gian này, đoàn [[Tỉ-khâu-ni]] (sa. ''bhikṣuṇī'') được thành lập do di mẫu của Tất-đạt-đa là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề làm ni trưởng.
 
Cuộc đời ông cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó, có [[Đề-bà-đạt-đa]] là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh [[Tăng-già]], nên rắp tâm tìm cách giết hại ông nhiều lần nhưng không thành. Tuy thế [[Đề-bà-đạt-đa]] đã chia rẽ được một số thành viên khỏi Tăng-già ở Phệ-xá-li. Tất-đạt-đa đi con đường trung đạo và tùy thuận chúng sinh, ngược lại Đề-bà-đạt-đa chủ trương một cuộc sống khổ hạnh cực đoan.
 
=== Nhập Niết bàn ===
Dòng 198:
[[Bodh Gaya]] là trái tim của văn hóa Phật giáo trong suốt hàng thế kỷ cho đến khi nó bị người Hồi giáo đánh chiếm và tàn phá vào thế kỷ 12. Năm 1875, Vua Mindon Min của [[Miến Điện]] đã đề nghị và được sự đồng ý của chính phủ Ấn Độ và giáo hội Ấn giáo Mahant để sửa sang lại ngôi tháp Đại Giác bị hoang phế nhiều năm. Nhưng kỳ sửa chữa đầu tiên của người Miến Điện diễn ra không đúng theo truyền thống nên chính phủ Ấn Độ đã quyết định bổ nhiệm ông J.D Beglar vào năm 1880 trùng tu lại hoàn toàn ngôi tháp. Nhưng sau khi được khôi phục, ngôi tháp Đại Giác và vùng đất xung quanh vẫn tiếp tục thuộc về giáo hội Ấn giáo Mahant, họ chỉ giữ Thánh Tích với mục đích hưởng lợi qua sự thăm viếng của phật tử chứ không có ý muốn tu sửa hay cung kính. Sự vận động giành lấy lại quyền điều hành tại khu vực Tháp Đại Giác bắt đầu vào tháng 1 năm 1891 khi đại sư [[Anagarika Dharmapala]] đến đảnh lễ thánh địa này. Ông Dharmapala ghi trong nhật ký ngày 21/1/1891 như sau: ''"Tại ngôi đền của ông Mahant hai bên cửa có những tượng Đức Thế Tôn đang thiền định hay đang thuyết pháp. Ôi! Tôn nghiêm làm sao ngôi tháp quí báu này! Đức Thế Tôn ngồi trên pháp tòa và sự tôn nghiêm tỏa khắp làm cho phật tử chí thành phát khóc. Ôi sung sướng biết bao! Khi vầng tráng của tôi chạm đến Kim Cương Tòa, một ý niệm phát ra rồi đánh mạnh vào tâm trí tôi. Ý niệm ấy bảo tôi dừng lại đây và gìn giữ thánh tích tôn nghiêm nầy, tôn nghiêm đến nỗi không gì trên đời này sánh bằng, vì đây là chỗ mà dưới gốc Bồ Đề, Thái tử Tất-đạt-đa đã giác ngộ thành [[Phật]]."'
 
Ông Dharmapala từng bước ngăn chặn những việc làm của ngoại đạo tại thánh địa này và đã sáng lập ra ''"Hội Đại Giác Ngộ, Bồ-đề Đạo Tràng"'' (The Buddha Gaya Mahabodhi Society) vào ngày 31 tháng 5 năm 1891. Sau nhiều năm đấu tranh, vận động sự ủng hộ từ Phật tử các nước, năm 1952, chính phủ Ấn Độ đã thành lập một ủy ban điều hành quản lý khu vực Bồ-đề Đạo Tràng và những di sản khác. Ủy ban này gồm có 8 thành viên, 4 vị Ấn giáo và 4 vị Phật giáo, với một vị quận trưởng [[Gaya]] làm chủ tịch. Vào năm [[2002]], ngôi [[chùa Mahabodhi|đền Mahabodhi]] (Đại giác ngộ tự) ở Bodh Gaya đã trở thành [[Di sản thế giới]].<ref name="unesco">{{Chú thích web
| url=http://whc.unesco.org/archive/2002/whc-02-conf202-25e.pdf#decision.23.15
| định dạng=PDF
Dòng 231:
== Các danh xưng khác của một vị Phật ([[Thập hiệu]]) ==
[[Tập tin:Buddha in Sarnath Museum (Dhammajak Mutra).jpg|thumb|372x372px|Một bức tượng của Phật tại [[Sarnath]], [[thế kỷ IV|thế kỷ thứ IV]] [[Công Nguyên]].]]
# '''[[Như Lai]]''' (zh. 如來, sa., pi. ''tathāgata''), là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như". Phật giáo [[Mật tông|Mật Tông]] còn gọi là "Tỳ Lô Giá Na", dịch ý nghĩa là ''"Đại Nhật Như Lai"''. Theo tiếng Phạn, "[[Đại Nhật Như Lai|Tỳ Lô Giá Na]]" là tên gọi khác của [[Mặt Trời]]. Dùng danh hiệu "Tỳ Lô Giá Na" có nghĩa coi Tất-đạt-đa Cồ-đàm là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của ông như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối [[vô minh]].
# '''Ứng Cúng''' (zh. 阿羅漢, sa. ''arhat'', pi. ''arahant''), dịch nghĩa là [[A-la-hán|A La HánHá]]<nowiki/>n (zh. 應供), là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính.
# '''Chính Biến Tri­''' (zh. 正遍知, sa. ''samyaksaṃbuddha''), dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà (zh. 三藐三佛陀), là "Người hiểu biết đúng tất cả các [[pháp]]".
# '''Minh Hạnh Túc''' (zh. 明行足, sa. ''vidyācaraṇasaṃpanna''), nghĩa là "Người có đủ [[Bát-nhã|trí huệ]] và đức hạnh", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh).