Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thay cả nội dung bằng “'''Trở về đây để lắng nghe mọi người nói về tôi. Xin cám ơn tất cả''' ''Bỗng nhiên ta gặp lại ta Bồng bềnh t…”
Dòng 1:
'''Trở về đây để lắng nghe mọi người nói về tôi. Xin cám ơn tất cả'''
Thái Thanh Nguyên tên thật Thái Kim Thanh Nguyên, sinh năm 1963 nhưng do gia cảnh nên đến ngày 06 tháng 04 năm 1966 mới được làm khai sinh và lấy ngày đi khai sinh làm ngày sinh trong hồ sơ cá nhân.
 
''Bỗng nhiên ta gặp lại ta
Quê ông nội tại Hà Nội, quê bà nội Quảng Nam, quê mẹ Quảng Trị, nhưng được sinh ra ở miền Nam và cư ngụ với cha mẹ nuôi người gốc miền Tây, từ nhỏ sống trong một xóm người Hoa ở Saigon 11 nên Thái Thanh Nguyên mang tố chất của nhiều miền. Đó là nguyên nhân chính đưa đẩy cuộc đời của T.T.Nguyên trải đầy sự phiêu lưu kỳ hồ lãng bạt, cũng là điều kiện khiến nguồn tư liệu viết của T.T.Nguyên phong phú ngay từ thời thanh thiếu.
 
Bồng bềnh trong cái gọi là nhân gian.''
==Tiểu sử nghề Đông y==
 
Tuy đam mê kỹ thuật Bách khoa và theo học ngành điện và điện tử công nghiệp nhưng người cha ruột tên Trịnh Bình là một thầy Đông y thường xuyên ghé thăm truyền nghề và năm 1984 mở luôn một phòng khám tại nhà để tạo điều kiện cho T.T.Nguyên hành nghề. Từ đó, T.T.Nguyên chuyên tâm nghiên cứu thêm y dược với nhiều bằng hữu của cha là các danh y Khương Duy Đạm, Định Ninh Lê Đức Thiếp,Đỗ Quang Nhàn... và trở thành trợ lý đắc lực cho bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng trong phong trào phát triển Câu lạc bộ dưỡng sinh.
 
Năm 1990, T.T.Nguyên bắt đầu nhận học viên vào học và thực tập Đông y tại phòng khám Phục sinh Đường cho đến ngày nay. Trong thời gian đó đã viết khoảng 300 bài báo về chủ đề y dược, tâm lý xã hội, văn hoá lịch sử và vườn cảnh cho các báo chí Khoa học phổ thông, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay, Tài hoa trẻ, Nông thôn ngày nay, Giao thông vận tải, Hoa cảnh, Giác Ngộ, Phụ nữ... Nguyên uỷ viên thường vụ Ban chấp hành Hội Đông y quận Bình Tân.
 
Kỷ niệm chương vì sự nghiệp thừa kế và phát triển nền Đông y Việt Nam 2010.
 
==Tiểu sử nghiệp thơ ca==
 
Năm 1977, thầy phụ trách đội trường cấp 1 Hưng Việt đem bài thơ báo tuờng của T.T.Nguyên gửi đăng trên báo Khăn quàng đỏ, từ đó tạo ra một cái đà văn chương thuận lợi cho T.T.Nguyên tung hoành gần 300 bài thơ trên các báo Rùa vàng, Mực tím, Đại đoàn kết, Văn Nghệ, và có duyên đuợc các đồng nghiệp viết nhiều về Chân dung thơ Thái Thanh Nguyên.
 
Năm 2002, với tâm nguyện vực dậy và chuẩn mực hoá hồn thơ Đường luật Việt Nam, T.T.Nguyên đã thành lập Bạch mai thi đàn với sự ủng hộ của 300 cây bút thơ Đường luật trên toàn quốc và tập họp biên soạn được 8 thi phẩm. Thi phẩm đầu tiên tên Tứ phương tập 1 được nhà nước chọn gửi sang thư viện Đại học washington, cũng là thi phẩm thơ Đường luật duy nhất trong số hơn 500 tác phẩm gửi đi tháng 6 năm 2005. Bạch mai thi đàn tuy chưa lần nào ra mắt nhưng lại mở đầu cho phong trào phục hưng hình thức "thi đàn thơ Đường luật toàn quốc" sau sự giải thể của các thi đàn thơ cổ những thập niên tám mươi.
 
==Tác phẩm chính==
 
===Chủ biên===
 
*[[Tứ phương]] tập 1 147 tác giả
*[[Tứ phương]] tập 2 168 tác giả
*[[Mai hiên ]] tập 1 106 tác giả
*[[Mai hiên ]] tập 2 108 tác giả
*[[Mây ngàn phương]] 101 tác giả
*[[Sương bờ liễu hạnh]] tập 1 72 tác giả
*[[Khúc xạ mùa thương]] 10 tác giả
*[[Sương bờ liễu hạnh]] tập 2 đang thực hiện
 
===Viết chung===
 
*[[Thanh ngọc phương trời]] thơ, viết chung Hà Trung Yên(USA)
*[[Xuyên tâm khúc]] thơ, viết chung Vũ Anh Tuấn, Thư Tâm, Đinh Đăng Định (Quảng Ninh)
*[[Xuân thu khúc]] thơ, viết chung Nguyễn Lý (Canada)
*[[Đủng đỉnh ca]] thơ, viết chung Thích Minh Chánh (USA)
*[[Trân kỳ thực dưỡng]] sách nấu ăn dinh dưỡng, viết chung Phan Thị Ngọc Tuyết (TpHCM)
*[[Thi Phật Vương Duy]] dịch và bình luận, viết chung Trần Ngọc Hưởng (Long An)
 
===Viết riêng===
 
*[[Đông y học tân biên khái yếu]] tập 1, giáo trình Đông y Lý luận cơ bản
*[[Đông y học tân biên khái yếu]] tập 2, giáo trình Đông y Phương tể
*[[Đạo tình]] thơ
*[[Biêng biếc phù du]] thơ
*[[Cung đàn đen trắng]] thơ
*[[Thăng hoa sinh vật học tập 1]] tư liệu
 
===Ngoài ra===
 
* Viết lời tựa, lời phi lộ cho 12 tác phẩm được đánh giá tốt
* Được trên 100 tác phẩm của các tác giả khác trích đăng, trích dẫn hoặc đề cập đến
* 30 bản nhạc phổ thơ Thái Thanh Nguyên và viết lời cho nhạc A Khuê
* 40 bản nhạc phổ thơ Thái Thanh Nguyên của các nhạc sĩ khác như Giao Tiên, Nguyễn Đức Vân, Từ Huy, Lê Anh, Huỳnh Hữu, Nguyễn Tất Tùng, Phan Anh Dũng, Lê Hoàng Chung...
 
==Liên kết ngoài==
 
*[http://bachmaibutchi.wordpress.com/2007/08/21/thai-thanh-nguyen Bạch mai bút chí]
 
*[http://tgthaithanhnguyen.multiply.com/journal/item/9 Bài viết của Trần Duy Lý trên báo Bình Thuận]
 
*[http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacgia.asp?TGID=804 Web Văn chương Việt]
 
*[http://vn.myblog.yahoo.com/tgthaithanhnguyen/article?mid=74 Bài viết của Nguyễn Lang Quân trên báo Bình Dương]
 
*[http://tunthai.multiply.com/journal/item/1357/1357 blog của Tùng Thái copi lại trên trang web Nam Định online]
 
*[http://lucbat.com/home.php?lan=v&id=lbtuchon&code=585 Web lục bát]
 
*[http://tuvienhuequang.com/thu-vien/thu-vien-tu-vien-hue-quang/ten-sach-the-loai-tho-ca.html Thư viện Huệ Quang]
 
*[http://thaithanhnguyen.wordpress.com trang riêng của Thái Thanh Nguyên]
 
...