Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 328:
[[Tập tin:Arms of Ming army3.jpg|280px|thumb|Lựu đạn ném tay của quân Minh]]
 
Những năm cuối nhà Minh, quan lại tham nhũng và bất tài đã làm suy yếu hệ thống quân sự “Vệ sở” của nhà Minh. Vào đầu thế kỉ XVII, quân đội nhà Minh đã trở nên thiếu đào tạo và kỉ luật, sức mạnh của họ ngày một giảm sút. Các sĩ quan tiếp tục ghi tên những người đã chết hoặc đã rời quân ngũ vào trong danh sách ("lính ma") để tham nhũng tiền lương. Trong những năm 1560, chỉ có 3 vạn lính ở Tuyên Phủ chống lại cuộc xâm lược của Mông Cổ, trong khi con số trên giấy là 12 vạn. [[Martin de Rada]] đã đưa ra một danh sách quân đội nhà Minh vào cuối thế kỉ XVI, trên giấy tờ họ có tổng cộng 4.178.500 bộ binh và 780.000 con ngựa, rõ ràng là phóng đại quá xa thực tế, cho thấy nạn tướng lĩnh khai gian quân số để [[tham nhũng]] đã rất đáng báo động.
 
Theo báo cáo của triều đình, trong khoảng từ 1480 đến 1520 chi phí biên phòng vào khoảng 430.000 lượng hàng năm nhưng tới đời Gia Tĩnh (1522-1566) con số lên đến 1.100.000 lượng, còn đời Long Khánh lên đến 2 hoặc 3 triệu lượng. Vậy mà cũng chưa đủ nên nhiều khi Bộ Binh phải mượn tiền các nơi khác để mua ngựa chiến. Người ta tính ra có đến 1/3 lợi tức quốc gia được dùng để chi trả cho binh bị.
 
Thời [[Gia Tĩnh]], có vị quan đã miêu tả vệ sở như là ''“nguồn gốc của nhiều rắc rối. Họ nổi loạn và sẵn sàng tạo phản bất cứ khi nào triều đình chậm trả tiền cho họ… bất kì khi nào có chiến tranh, do lo sợ quân đội bị tổn thất, lính đánh thuê và dân binh được sử dụng để chống lại những bọn giặc cướp. Nói cách khác, dân thường được sử dụng để bảo vệ những người lính"''.
Hàng 338 ⟶ 340:
Theo truyền thống, thủ cấp của kẻ thù được mang ra treo thưởng để tạo động lực cho binh lính chiến đấu, nhưng vào thể kỷ 17, việc này đã bị lạm dụng. Các tù nhân chiến tranh và thường dân vô tội thường bị binh lính tàn sát để lấy thủ cấp làm bằng chứng cho những chiến tích hư cấu. Điều này đã làm cho số lượng "kẻ thù" bị tiêu diệt tăng vọt so với sự thực, khiến triều đình đánh giá sai về tình hình thực tế. Năm 1640, hoàng đế [[Sùng Trinh]] đã cố gắng hủy bỏ hệ thống này nhưng đã quá muộn.
 
Nhà Minh trong những năm cuối cùng tứ bề thọ địch. Phía Bắc có [[Mãn Thanh]], trong nước thì hàng loạt những cuộc nổi dậy liên tiếp nổ ra, khiến cho binh lực bị phân tán không còn đủ sức chống giữ những vị trí hiểm yếu. Với một đội quân kém sức chiến đấu, nhà Minh đã không thể đối phó nổi với cuộc khởi nghĩa nông dân của [[Lý Tự Thành]]. Năm 1644, Bắc Kinh rơi vào tay quân khởi nghĩa Lý Tự Thành, vua Sùng Trinh treo cổ tự vẫn. Đây là một tổn thất nặng nề với nhà Minh.
 
Tuy nhiên, nhà Minh không sụp đổ ngay lập tức. Một số người trong hoàng tộc đã được chọn để kế vị, kinh đô mới được đặt tại Nam Kinh. Triều đình [[Nam Minh]] ra đời. Nhưng sự yếu đuối của chính quyền mới là rõ ràng, nội bộ Nam Minh bị chia rẽ vì những tranh chấp giữa các thành viên hoàng tộc và các tướng lĩnh. Số quân Minh còn lại vẫn còn hàng trăm ngàn, nhưng đã không còn sức chiến đấu. Không có ngân sách và lương thực để nuôi quân đội, những đội quân này nhanh chóng đầu hàng hoặc đào ngũ trở thành những toán cướp. Quân đội Nam Minh đã nhanh chóng bị quân Mãn Thanh đánh tan tác, nhà Nam Minh sụp đổ.