Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ 1908”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28:
 
Năm 1908, thực dân Pháp lại bắt đầu cho sửa chữa và mở rộng mặt đường từ huyện [[Đại Lộc]] đi tỉnh lỵ. Bởi viên [[tri huyện]] ăn [[hối lộ]] nên phân bổ nhân công không đều làm cho đông đảo dân phu bất mãn.
 
Vào ngày đầu tháng hai năm Mậu Thân (1908), tại một bữa giỗ tộc Trương (Phiếm Ái, Đại Lộc), các ông [[Trương Hoành]], [[Lương Châu]], [[Hứa Tạo]], [[Trương Tổn]], [[Trương Côn]], [[Trương Đính]],… đã “bàn nhau làm đơn lấy chữ ký các làng xã trong huyện, tới trình viên huyện chuyển đạt lên tỉnh cùng Tòa Sứ xin giảm nhẹ sưu cùng các món thuế, kẻo nặng quá dân không đóng nổi”.
 
Đêm ngày 9-3-1908, tráng dân ở các xã vùng thượng lưu [[sông Vu Gia]] thuộc tổng Đức Hòa Thượng đã tập trung về đình làng Hoằng Phước sát bến đò Ba Bến, nơi sông Con và sông Cái đổ vào sông Vu Gia. Lý trưởng làng Hà Tân là Lương Cảnh đã ủng hộ 6 ang gạo, đôn đốc dân làng thổi cơm ngay giữa sân đình để đoàn người đi “xin sưu” ăn. Sáng ngày 10-3-1908, đoàn “xin sưu” từ đình làng Hoằng Phước qua đò ngang sông Con. Trưa ngày 10-3-1908, đoàn biểu tình “xin sưu” của tổng Đức Hòa Thượng nhóm họp ngay trong huyện đường.
 
Ngày [[11 tháng 3]]<ref>Chép theo Phạm Văn Sơn (tr. 415) và nhóm Đinh Xuân Lâm (tr. 156). ''Dư địa chí Quảng Ngãi'' (bản điện tử, địa chỉ ghi bên dưới), chép là 9 [[tháng 3]] năm 1908.</ref> năm đó, họ kéo nhau lên tỉnh, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu đấu tranh đòi bỏ lệ đi xâu và đòi giảm thuế. Từ Đại Lộc lên tỉnh lỵ [[Hội An]] trên 40 [[km]], dân chúng ở hai bên đường theo mỗi lúc một đông. Khi đến bến đò Vĩnh Điện gần tỉnh, thì số người biểu tình đã lên đến khoảng năm, sáu trăm <ref> Theo nhóm Đinh Xuân Lâm, tr. 156.</ref>.