Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 190:
 
Những nhà tư tưởng Ấn Độ xem triết học như là một thứ cần thiết cần phải được trau dồi để hiểu rằng phải sống như thế nào là tốt nhất. Giống như các nền triết học khác, triết học Ấn Độ cũng hướng đến [[chân lý]] vì chân lý giúp con người hướng thiện. Theo truyền thống, những triết gia Ấn Độ thường giải thích ở đầu tác phẩm của họ làm thế nào tác phẩm đó có thể giúp cho mục đích của con người. (puruṣārtha). Những nhà tư tưởng [[Bà-la-môn|Brahmin]] tập trung vào niềm tin rằng có một trật tự cơ bản thuần nhất phổ biến và có mặt khắp mọi nơi. Nhiều cố gắng của các trường phái khác nhau tập trung giải thích trật tự này. Tất cả các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, số phận, các biến cố đều xuất phát từ trật tự này. Điều này được nói đến sớm nhất trong [[Rig Veda]], nói về [[Brahman]] như là thế lực tạo ra trật tự đó.
 
[[File:Raja Ravi Varma - Sankaracharya.jpg|thumb|Triết gia [[Adi Shankara]]<ref>{{cite book|title=Shankara and Indian Philosophy|oclc=24953669|url=https://books.google.com/books?id=hshaWu0m1D4C |author=N.V. Isaeva|year=1992|pages=1–5|isbn=978-0-7914-1281-7|publisher=State University of New York Press}}</ref><ref>{{cite book|author=John Koller| editor=Chad Meister and Paul Copan|title= Routledge Companion to Philosophy of Religion|url= https://www.taylorfrancis.com/books/e/9781136696862/chapters/10.4324%2F9780203813010-17|year= 2013|publisher= Routledge|isbn=978-1-136-69685-5| doi=10.4324/9780203813010-17| doi-broken-date=2019-08-20}}</ref>]]
Ý tưởng về ṛta, dịch là "lẽ phải", "trật tự của vũ trụ và xã hội" hay "nguyên lý của thế giới khách quan" cũng đóng vai trò quan trọng. Triết học Ấn Độ khác với triết học phương Tây trong cách tiếp cận cơ bản. Triết học Ấn Độ không chỉ dựa trên lý luận, giống như trong triết học phương Tây, mà còn dựa trên sự thức tỉnh (darshana) có nghĩa là sự đối mặt cá nhân với sự thật tuyệt đối. Không cần biết là các trường phái của triết học Ấn Độ có tin vào Thượng đế hay không, họ đều có chung khái niệm về sự đối mặt với sự thật qua một thực hành nào đó.