Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 8:
Theo các nhà sử học, nhà Hạ ra đời khoảng 2100 năm trước Công nguyên. Đây là nhà nước đầu tiên vào thời kỳ xã hội cổ đại ở Trung Hoa. Người Hạ đã biết chế tạo, sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng và có dấu hiệu xuất hiện văn tự. Tín ngưỡng thờ linh vật phổ biến ở thời kỳ này.
 
Khoảng nữa đầu thế kỷ XVII trước Công nguyên, Thành Thang - người đứng đầu bộ tộc Thương đã lật đổ vua Kiệt nhà Hạ, lập nên nhà Thương đặt đô ở đất Bạc (thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ). Đến thế kỷ XIV trước Công nguyên, Bàn Canh dời đô về đất Ân (thuộc huyện An Dương, Hà Nam ngày nay). Vì vậy nhà Thương còn gọi là nhà Ân. Vào thời nhà Thương, trình độ sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất còn thô sơ (đồ sắt chưa phổ biến). Về văn hoá đã phát minh ra chữ viết, đã quan sát được sự vận hành của Mặt Trăng, các vì sao, tính chu kỳ lên xuống của nước sông, làm ra âm lịch, lịch mùa dựa trên "can" và "chi". Về tư tưởng, con người ở thời nhà Thương đã bước vào giai đoạn thờ tổ tiên thay cho tín ngưỡng [[Tô tem giáo]]. Con người đã nhận thức được tính quy luật của một số hiện tượng tự nhiên làm nền tảng cho sự phát triển của các quan niệm triết học sau này.
 
Khoảng thế kỷ XI trước Công nguyên, Chu Vũ Vương – con trai Chu Văn Vương đã diệt vua Trụ nhà Thương, lập nên nhà Chu, đóng đô ở Thiểm Tây ngày nay, phía tây nước Chu, gọi là Tây Chu, đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Nhà Chu thực hiện chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất) và sức lao động. Về nguyên tắc, ruộng đất và mọi thành viên đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu. Trong xã hội có sự phân chia thành hai hạng người, đó là quân tử (quý tộc) và tiểu nhân (thường dân). Đã xuất hiện sự phân công lao động và hình thành các giai cấp nhưng chưa triệt để. Về tư tưởng có sự gắn chặt giữa thần quyền và thế quyền.