Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Aden”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 137:
 
Vào năm 1513, những người Bồ Đào Nha do thuyền trưởng [[Afonso de Albuquerque]] dẫn đầu, đã tổ chức một [[cuộc vây hãm Aden|cuộc đánh chiếm Aden]] nhưng thất bại.<ref name="Broeze2013">{{cite book |author=Broeze |title=Gateways Of Asia |url=https://books.google.com/books?id=yXgsBgAAQBAJ |date=2013-10-28 |publisher=Routledge |isbn=978-1-136-16895-6 |page=30}}</ref>
 
===Chính quyền Anh Quốc 1839-1967===
{{main|Thuộc địa Aden}}{{see also|Nhà nước Aden}}
[[File:Port of Aden 1890's.png|thumb|Cảng Aden 1890]]
[[File:Aden postcard.jpg|thumb|Cảng Aden (khoảng năm 1910).<ref>[http://www.portofaden.com/Aden.JPG Port of Aden inner harbour]</ref>]]
[[File:Map of Aden (Baedeker 1914).jpg|thumb|Bản đồ bán đảo Aden, khoảng năm 1914]]
[[File:Aden. Esplanade Road, Crater, late 1930s.jpg|thumb|Con đường Esplanade cuối thập niên 1930]]
 
Trước khi người Anh tới cai trị, Aden bị [[Đế quốc Bồ Đào Nha]] kiểm soát trong giai đoạn 1513-1538 và 1547-1548 và là thuộc địa của [[Đế quốc Ottoman]] trong các giai đoạn 1538-1547 và 1548-1645.
 
Vào năm 1609 tàu ''The Ascension'' là tàu Anh đầu tiên viếng thăm Aden, trước khi căng buồm tới [[Mocha (cảng)|Mocha]] trong chuyến hành trình thứ tư của [[Công ty Đông Ấn Anh]].<ref>J. K. Laughton, ‘[[John Jourdain|Jourdain, John]] (c.1572–1619)’, rev. H. V. Bowen, Oxford Dictionary of National Biography, Oxford University Press, 2004; online edn, tháng 1 năm 2008</ref>
 
Sau thời kỳ Ottoman, Aden thuộc quyền quản lý của [[Vương quốc Lahej]], thuộc chủ quyền tôn giáo của các imam Zaidi ở Yemen.
 
Người Anh bắt đầu quan tâm tới Aden vào năm 1796 sau khi Napoleon xâm lược Ai Cập, còn một hải đội của Anh sau đó neo tại Aden trong nhiều tháng theo lời mời của Sultan. Người Pháp thua trận ở Ai Cập năm 1801 và các tàu privateer của họ bị săn lùng trong suốt thập kỷ sau đó. Cho tới năm 1800, Aden vẫn chỉ là ngôi làng nhỏ với khoảng 600 người Ả Rập, người Somali, người Do Thái và người Ấn Độ. Họ chủ yết sống trong những túp lều bằng sậy được dựng lên giữa những tàn tích gợi lại một kỷ nguyên giàu có và thịnh vượng xưa kia. Do chưa có nhiều sự thông thương của người Anh ở biển Đỏ nên cho tới thập niên 1830 các chính khách người Anh không có quá nhiều mối quan tâm tại đây ngoại trừ việc trấn áp cướp biển. Tuy nhiên, một vài quan chức chính phủ và [[Công ty Đông Ấn Anh]] nghĩ rằng một căn cứ Anh Quốc tại đây sẽ là cần thiết để ngăn chặn bước tiến của quân Pháp nếu có thông qua Ai Cập hay [[Ván Cờ Lớn|sự bành trướng của Nga ở Ba Tư]]. Sự xuất hiện của [[Muhammad Ali của Ai Cập|Muhammad Ali]], một nhân vật quyền lực địa phương, càng tăng thêm mối lo ngại. Thống đốc Bombay từ 1834 tới năm 1838, [[Sir Robert Grant]], là một trong những người tin rằng Ấn Độ chỉ có thể được bảo vệ bằng việc nắm bắt trước 'các khu vực trọng yếu' ở khu vực Ấn Độ Dương.
 
Tầm quan trọng của biển Đỏ gia tăng sau khi tàu hơi nước Hugh Lindsay khởi hành từ Bombay tới eo đất Suez vào năm 1829 đã dừng chân ở Aden để tiếp than với sự đồng ý của sultan. Mặc dù hàng hóa vẫn phải chở qua [[Mũi Hảo Vọng]] bằng thuyền buồm, tuyến qua Suez bằng tàu hơi nước sẽ là lựa chọn nhanh hơn cho công tác vận chuyển và liên lạc. Grant nhận thấy các tàu chiến dọc tuyến Bombay-Suez sẽ giúp đảm bảo vững chắc lợi ích của Anh Quốc ở khu vực và dốc sức hiện thực hóa tham vọng của ông. Sau các cuộc thương lượng dai dẳng liên quan tới chi phí đầu tư công nghệ mới, chính phủ đồng ý trả nửa số tiền cho sáu hải trình một năm và ban lãnh đạo Công ty Đông Ấn chấp thuận yêu cầu mua thêm hai tàu hơi nước mới vào năm 1837. Grant ngay lập tức thông báo hàng tháng sẽ có các chuyến đi tới Suez, mặc dù không hề có trạm cung cấp than nào được thành lập.<ref>{{cite book |last1=Christie |first1=Nikki |title=Gaining and Losing an Empire: Britain 1763-1916 |date=2016 |publisher=Pearson |pages=53-55}}</ref>
 
Vào năm 1838, dưới thời [[Muhsin bin Fadl]], Lahej cắt {{convert|194|km2|abbr=on}} đất trong đó có Aden cho [[Đế quốc Anh]]. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1839, [[Công ty Đông Ấn Anh]] đưa [[Thủy quân lục chiến Hoàng gia]] tới Aden để đóng quân và ngăn chặn các vụ [[cướp biển]] đối với tàu của Anh British tới [[Ấn Độ]]. Vào năm 1850 Aden trở thành thương cảng tự do nhộn nhịp với việc buôn bán rượu, muối, vũ khí và thuốc phiện và tất cả các cuộc giao dịch cà phê từ [[Mokha]].<ref>{{cite book|author=Great Britain Hydrographic Dept|title=The Red Sea and Gulf of Aden Pilot|url=https://books.google.com/books?id=EVDNAAAAMAAJ&pg=PR1|year=1900|edition=5th|publisher=Order of the Lords Commissioners of the Admiralty|page=348}}</ref> Khoảng cách từ cảng tới [[Kênh đào Suez]], [[Mumbai]] và [[Zanzibar]] (đều là các thuộc địa của Anh) gần như bằng nhau. Aden trở thành nơi cung cấp các nhu yếu phẩm, đặc biệt là nước và than đá vào giữa thế kỷ 19. Đây cũng là lý do một trạm cung cấp than đá được xây dựng ở Steamer Point và Aden sau đó tiếp tục được người Anh kiểm soát cho tới tháng 11 năm 1967.
 
== Tham khảo ==