Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 204:
Thời Xuân Thu từ khoảng năm 770 đến năm 475 trước Công nguyên. Đây là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, còn gọi là thời Đông Chu, do Chu Bình Vương dời đô về phía Đông tại Lạc Dương (Hà Nam ngày nay). Thời Chiến Quốc từ năm 475 đến năm 221 trước Công nguyên.
 
Trong thời kỳ này đồ sắt phát triển khá phổ biến, kỹ thuật canh tác phát triển. Nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế đã có tác động mạnh đến hình thức sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội. Thời Xuân Thu, mệnh lệnh của Thiên tử nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điềuthời kiện lịch sử đòi hỏi giải thểkỳ chế độ thị tộc nhà Chu tan rã, hình thành xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xâybị thay thế dựngbởi nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm tri thức là nơi tụ tập của các kẻ sĩ luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ "Bách gia chư tử", "Bách gia tranh minh". Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh.
 
Đây là thời kỳ triết học Trung Hoa phát triển mạnh nhất, tạo ra những triết thuyết làm nền tảng cho toàn bộ nền triết học này. Sự phát triển của triết học Trung Hoa sau này là sự phát triển những học thuyết triết học ở thời kỳ này. Nền triết học nhấn mạnh tinh thần nhân văn. Trong tư tưởng triết học Trung Hoa cổ, trung đại, tư tưởng triết học liên quan đến con người như triết học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học lịch sử... phát triển còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt. Các triết gia Trung Hoa đều tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức, xem việc thực hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội. Triết học nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, giữa các giai cấp và các cá nhân trong xã hội. Các nhà triết học nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa các mặt đối lập, coi trọng tính đồng nhất của các mối liên hệ tương hỗ của các khái niệm, coi việc điều hoà các mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết các vấn đề.