Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 103:
 
Mười năm trong giai đoạn cai trị của [[Quang Tự|Hoàng đế Quang Tự]] ([[1875]] - [[1908|1908)]] là những năm Thanh Đình cố gắng tiến hành biến pháp và cải cách nhằm phát triển đất nước. Năm [[1898]] Quang Tự nỗ lực tiến hành [[Cuộc cải cách một trăm ngày]] (百日維新, ''Bách nhật duy tân''), còn được biết dưới cái tên "Mậu Tuất biến pháp" (戊戌變法), đưa ra các luật mới thay thế cho các quy định cũ đã bị bãi bỏ. Những nhà cải cách, với đầu óc tiến bộ hơn như [[Khang Hữu Vi]] được tin tường và những người có đầu óc thủ cựu như [[Lý Hồng Chương]] bị gạt bỏ khỏi các vị trí quan trọng. Nhưng các ý tưởng mới đã bị Từ Hi dập tắt, Quang Tự bị nhốt trong cung. Từ Hi chỉ tập trung vào việc củng cố quyền lực của riêng mình. Tại buổi lễ sinh nhật lần thứ 60, bà đã chi 30 triệu [[lạng]] bạc để trang trí và tổ chức, số tiền đã định dùng để cải tiến vũ khí cho [[Hạm đội Bắc Hải]].
 
===Khủng hoảng===
Sau khi [[điều ước Nam Kinh]] năm 1860, nhà Thanh ngày càng chịu nhiều khủng hoảng. [[Thuốc phiện]] nhập vào ồ ạt mà không được ngăn cấm, thứ nhì là lụa sa, vải nhập khẩu khiến vải nội địa không thể cạnh tranh nổi. Từ năm 1890, số lượng sa, vải nhập khẩu mỗi năm lên đến 1 vạn vạn lượng, so với 60 năm về trước gia tăng 80%. Tiền dùng để mua hàng đều lấy từ xuất khẩu lương thực, nhưng lương thực thường không đủ nên nạn đói xảy ra, vùng Hoa Bắc nghèo khổ lại càng nặng nề. Trà, tơ vốn là nguồn xuất khẩu lớn; từ năm 1880 bị Ấn Độ và Nhật sản xuất nhiều, trà bị cạnh tranh nên trước kia chiếm đến 54% lượng xuất khẩu lúc này bị giáng xuống chỉ còn 18%; riêng tơ cũng bị giảm nhiều.
 
Nạn đói kém do hạn hán, lụt lội ra rất nhiều tại phương bắc. Năm 1877-1878 thiên tai xảy ra tại các tỉnh Sơn Tây, Hà Nam, số người chết vô số kể. Từ năm 1855, sông Hoàng Hà tại phía đông tỉnh Hà Nam bị vỡ; dòng sông trước kia chảy qua phía bắc tỉnh Giang Tô, đổi sang tỉnh Sơn Đông; sông mới hẹp nước chảy khó khăn, nên đê thường bị vỡ. Tháng 9/1887, vỡ đê tại Trịnh Châu [Hà Nam], nước chảy vào các sông Giả Lỗ, Hoài khiến vùng phía đông Hà Nam, phía bắc An Huy bị thiệt hại nặng. Tháng 1/1889, bắt đầu chặn dòng, hậu quả hơn 1 triệu người chết, tiêu tốn ngân khoản 10 triệu lượng. Cùng năm đó cho đến năm sau, tại tỉnh Sơn Đông lại có thêm hai lần vỡ đê. Từ năm 1892-1898, đê vỡ thường xuyên, nhà cửa trôi dạt, người và súc vật chết vô số; khu vực bị thiên tai riêng tỉnh Sơn Đông có đến 60 châu, huyện; tỉnh Trực Lệ đến 26 châu, huyện. Vào các năm 1888, 1890, 1892, 1893, 1896, sông Vĩnh Định liên tục bị vỡ đê, chỗ bị vỡ từ 10 trượng đến hơn 100 trượng; khu vực bị thiên tai tại tỉnh Trực Lệ lên đến 26 châu, huyện. Năm 1899, tại các tỉnh [[Trực Lệ]], [[Sơn Đông]], [[Sơn Tây]], cùng phía bắc Giang Tô bị hạn hán lâu, thực phẩm thiếu thốn, khiến người nghèo phải đem con đi bán.
 
===Nghĩa hòa đoàn và Bát quốc liên quân ===
 
Năm [[1901]], sau khi Đại sứ Đức bị ám sát, [[Liên quân tám nước]] (八國聯軍) cùng tiến vào Trung Quốc lần thứ hai. Từ Hi phản ứng bằng cách tuyên chiến với tám nước, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã để mất [[Bắc Kinh]] và cùng với Hoàng đế Quang Tự chạy trốn tới [[Tây An]]. Để đòi bồi thường chiến phí, Liên quân đưa ra một danh sách những yêu cầu đối với chính phủ nhà Thanh, gồm cả một danh sách những người phải bị hành quyết khiến cho [[Lý Hồng Chương]], thuyết khách số một của Từ Hi, buộc phải đi đàm phán và Liên quân đã có một số nhượng bộ đối với các yêu cầu của họ.