Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 215:
Các quan điểm triết học, các phương pháp tư duy của triết học như suy diễn, quy nạp, trừu tượng hóa trở thành nền tảng tư duy của khoa học hiện đại và ngược lại các khám phá trong khoa học trở thành bằng chứng để chứng minh cho các luận điểm triết học. Chẳng hạn như [[logic]] được ứng dụng rộng rãi trong khoa học hiện đại. Một áp dụng thực tiễn nữa của triết học trong khoa học là [[nhận thức luận]]. Ngay cả [[bản thể luận|bản thể học]], một ngành triết rất trừu tượng và có vẻ ít có áp dụng nào thực tiễn, lại góp phần quan trọng trong [[logic|suy luận logic]] của ngành [[khoa học máy tính]]. Thông thường một môn khoa học được bắt nguồn từ một nhánh triết học nghiên cứu một lĩnh vực nào đó, sau đó kiến thức trong lĩnh vực đó được tích lũy lại, hệ thống hóa và việc nghiên cứu được chuyên môn hóa đến mức nó tách ra khỏi triết học để trở thành một nhánh tri thức riêng nhưng nếu truy nguyên thì có thể thấy nó được xây dựng trên một số quan điểm và phương pháp tư duy của triết học. [[Toán học]], [[vật lý học]], [[hóa học]], [[thiên văn học]] hay thậm chí [[kinh tế học]] đều có nguồn gốc từ triết học và được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất định. Những gì ngày xưa từng chỉ là các chủ đề triết học thì đến thời hiện đại đã trở thành các ngành riêng, chẳng hạn [[tâm lý học]], [[xã hội học]], [[ngôn ngữ học]] và [[kinh tế học]]. [[Khoa học máy tính]], [[khoa học nhận thức]] và [[trí tuệ nhân tạo]] là các lĩnh vực nghiên cứu hiện đại mà triết học đã từng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Nếu không có triết học thì không có khoa học. Marx từng cho rằng khoa học sẽ thay thế triết học nhưng đến nay điều đó chưa xảy ra. Các môn khoa học cụ thể không thể mang lại tư duy tổng quát về thế giới khách quan cũng như về quan hệ giữa con người và thế giới như triết học.
 
Các quan điểm triết học về con người, xã hội và nhà nước cũng là nền tảng của các ý thức hệ chính trị. Triết lý chính trị và kinh tế của [[Khổng Tử|Khổng Phu Tử]], [[Chanakya|Kautilya]], [[Tôn Vũ|Tôn Tử]], [[John Locke]], [[Jean-Jacques Rousseau]], [[Karl Marx]], [[John Stuart Mill]], [[Mahatma Gandhi]], [[Robert Nozick]] và [[John Rawls]] đã được dùng làm nền móng hình thành các [[triều đại]], [[chính phủ|chính quyền]] đương thời cũng như làm cơ sở biện minh cho hành động của họ. Chính vì thế nếu không có triết học thì cũng sẽ không có các ý thức hệ chính trị lẫn các nhà nước hiện đại. Nếu không nắm vững triết học chính trị thì cũng không thể nào hiểu sâu sắc các hệ tư tưởng chính trị do đó việc áp dụng chúng vào thực tế có thể mang lại những hậu quả không mong muốn.
 
Nghệ thuật cũng chịu ảnh hưởng của triết học. [[Mỹ học]] là cơ sở lý luận của các môn [[nghệ thuật]]. Quan niệm về cái đẹp của các nhà triết học đã tác động sâu sắc đến quan niệm thẩm mỹ của những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.