Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 109:
 
=== Hiện tượng học và thuyên thích học  ===
{{chính|Hiện tượng học}}
Dự định chỉnh đốn lại quan điểm của ông về nền tảng của toán học, và chịu ảnh hưởng của triết gia và nhà tâm lý học [[Franz Bretano]], người ông đã từng học tại [[Viên]], Edmund Husserl bắt đầu đặt nền tảng cho việc tìm hiểu những gì không chỉ là bên dưới những nhận định về toán học mà còn là bên dưới của hệ thống nhận thức nói chung<ref name="ReferenceA">{{Chú thích sách|author=Woodruff Smith, David|title=Husserl|publisher=Routledge|date=2007}}</ref>. Trong phần đầu của tác phẩm hai tập của ông, cuốn ''Logical Investigations'' (Nghiên cứu về lý luận) (1901), ông đã tấn công vào những luận điểm tâm lý mà ông bị cáo buộc bởi Frege. Trong phần thứ hai, ông bắt đầu phát triển một kĩ thuật về [[mô tả hiện tượng học]], với mục đích chứng minh rằng các đánh giá khách quan thật sự là dựa trên kinh nghiệm nhận thức—tuy không dựa trên kinh nghiệm ban đầu của mỗi cá nhân, nhưng dựa vào các bản chất quan trọng đối với bất kì kinh nghiệm cùng loại đang được xét đến<ref name="ReferenceA"/>. Ví dụ như ông tìm cách chứng minh rằng tất cả các hành động có ý thức đều có tính chất [[mang mục đích]]; nghĩa là chúng mang, hay được hướng về, một nội dung có mục đích. Ông cũng cố gắng đưa ra các bản chất quan trọng của bất cứ một hành động định nghĩa nào. Ông phát triển phương pháp này thêm trong cuốn Ideas (Các ý tưởng) như là [[hiện tượng học siêu việt]], đề nghị rằng chúng ta nên dựa các kinh nghiệm thực tế, và do đó tất cả các ngành của kiến thức loài người, trong một cấu trúc nhận thức của một cá nhân (''ego'') lý tưởng, siêu việt. Sau đó, ông cố gắng sắp xếp quan điểm siêu việt của ông và thừa nhận là thế giới liên quan lẫn nhau mà trong đó các đối tượng cá nhân tương tác với nhau. Husserl chỉ xuất bản vài cuốn sách trong cuộc đời mình, xem hiện tượng học như là những từ ngữ trừu tượng, nhưng để lại nhiều phân tích cụ thể chưa được xuất bản.