Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 97:
"Chủ nghĩa lý tưởng" là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù nó phụ thuộc vào quan điểm của [[René Descartes]] rằng những gì có trong đầu chúng ta được biết trước những điều được biết thông qua các giác quan, chủ nghĩa lý tưởng bắt đầu chính thức bởi [[George Berkeley]]. Berkeley lý luận<ref>First Dialogue</ref> rằng không có những khác biệt về bản chất giữa các trạng thái tinh thần, như là cảm thấy đau đớn, và những gợi ý từ các giác quan. Không có một thứ gì có thể phân biệt được, ví dụ, giữa độ nóng của một đống lửa, và nỗi đau nó tạo ra cho chúng ta. "Trạng thái" chúng ta cảm nhận chứa trong đó tính chất "được cảm nhận" của nó (''esse'' của nó là ''percipi''), và ý kiến "phổ biến một cách lạ lùng trong loài người" rằng nhà cửa, sông núi và sông suối tồn tại độc lập trước khi bất kì ai cảm đó cảm nhận chúng, là sai.
 
Các dạng của chủ nghĩa lý tưởng khá phổ biến trong triết học từ thế kỉ 18 đến những năm đầu của thế kỉ 20. Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt (''Transcendental Idealism''), được ủng hộ bởi [[Immanuel Kant]], cho rằng có những giới hạn về những điều có thể hiểu được nếu như nó không được đem ra đánh giá trong những điều kiện khách quan. Kant viết cuốn ''[[Critique of Pure Reason]]'' (ChỉPhê trích vềphánluậntính thuần túy) (1781/1787) trong một cố gắng hòa giải các cách tiếp cận trái ngược nhau của ''rationalism'' và ''empiricism'' và thiết lập một nền tảng mới để nghiên cứu siêu hình học. Mục đích của Kant với tác phẩm này là nhìn vào những gì chúng ta biết và sau đó xem xét những điều gì phải đúng theo cách mà chúng ta biết. Một ý tưởng chính là có những đặc tính cơ bản của hiện thực thoát khỏi những kiến thức trực tiếp của chúng ta bởi vì những giới hạn tự nhiên của khả năng con người<ref>{{Chú thích sách|title=''Critique of Pure Reason''|author=Kant, Immanuel|date=1990|publisher=Prometheus Books}} ISBN 0-87975-596-2</ref>. Phương pháp của Kant là theo mô hình của [[Euclid]], mặc dù cuối cùng thì ông thừa nhận rằng lý luậntính thuần túy và không đủ để khám phá tất cả sự thật. Các tác phẩm của Kant được tiếp nối trong các tác phẩm của [[Johann Gottlieb Fichte]], [[Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling|Friedrich Schelling]] và [[Arthur Schopenhauer]].
 
Triết lý của Kant, được biết đến như là [[chủ nghĩa lý tưởng siêu việt]], sau này được làm cho trừu tượng và tổng quát hóa hơn, trong một phong trào được biết đến như là [[lý tưởng Đức]], một dạng của [[lý tưởng tuyệt đối]]. Chủ nghĩa lý tưởng Đức đã trở nên phổ biến với sự xuất bản tác phẩm của [[Georg Wilhelm Friedrich Hegel|G. W. F. Hegel]] vào năm 1807 mang tựa đề ''Phenomenology of Spirit'' (''[[Hiện tượng Tinh thần]]''). Trong tác phẩm này, Hegel khẳng định rằng mục đích của triết học là chỉ ra những mâu thuẫn hiển nhiên trong kinh nghiệm sống của loài người (xảy ra, chẳng hạn như, từ việc nhận thức được rằng mỗi bản thân là vừa là cá nhân chủ động vừa là một người chứng kiến thụ động những gì có trong thế giới) và phải làm xóa bỏ đi những mâu thuẫn đó bằng cách làm cho chúng tương thích lẫn nhau. Quá trình này được gọi là "Hegelian [[dialectic]]". Các triết gia theo truyền thống của Hegel bao gồm [[Ludwig Andreas Feuerbach]], [[Karl Marx]], [[Friedrich Engels]] và đôi khi [[Chủ nghĩa lý tưởng Anh|những người Anh theo chủ nghĩa lý tưởng]].