Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Động vật nội nhiệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1:
[[Tập tin:Wiki deer.jpg|300px|nhỏ|phải|Bản đồ nhiệt phát ra từ một con nai khi về đêm, nhiệt độ phát ra tự thân của chúng cung cấp năng lượng để hoạt động trong đêm mà không cần phải "ngủ đông" như các loài bò sát]]
'''Động vật nội nhiệt''' hay '''sinh vật nội nhiệt''' (''Endotherm'', trong [[tiếng Hy Lạp]] thì từ ''Endo'' có nghĩa là “''bên trong''/''nội sinh''", từ ''therm'' là “''nhiệt độ''") là [[thuật ngữ]] sinh vật học dùng để chỉ các [[sinh vật]] luôn duy trì nhiệt độ cơ thể mà không dựa hoàn toàn vào môi trường xung quanh. Đây là một sinh vật duy trì cơ thể của nó ở nhiệt độ thuận lợi về mặt [[trao đổi chất]], chủ yếu bằng cách sử dụng nhiệt được giải phóng bởi các chức năng cơ thể bên trong của nó thay vì phải hoàn toàn dựa vào môi trường nhiệt độ xung quanh.
 
Lượng nhiệt sinh ra bên trong như vậy chủ yếu là một sản phẩm ngẫu nhiên của quá trình trao đổi chất thường xuyên của động vật ngay trong nội tại cơ thể của chúng, nhưng trong điều kiện lạnh quá mức hoặc hoạt động thấp, nhiệt độ cơ thể có thể áp dụng các cơ chế đặc biệt thích ứng với sản xuất nhiệt. Chỉ có các loài chim và động vật có vú là các nhóm động vật nội nhiệt phổ biến. Theo cách gọi thông thường, các động vật nội nhiệt được đặc trưng là có "[[Động vật máu nóng|máu nóng]]".
 
==Cơ chế==
Các loài động vật nội nhiệt thường sản sinh nhiệt dựa vào quá trình trao đổi chất, trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, chúng thường áp dụng các cơ chế đặc biệt để tồn tại. Đối với các loài động vật máu lạnh có một lượng lớn ty thể so với các loài máu nóng khác, các ty thể này cho phép tăng tốc độ chuyển hóa chất béo và đường. Theo đó, để duy trì sự sống, chúng cần lượng thức ăn gấp đôi số lượng thức ăn của động vật máu nóng, điều này sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra được tốt hơn.